Tìm hiểu khám nam khoa là gì? Quy trình, giá cả, lưu ý

Khám nam khoa là gì? Trước khi khám nam khoa cần chuẩn bị gì? Chi phí khám nam khoa hết bao nhiêu tiền? Thêm nhiều câu hỏi khác để bạn có thêm thông tin trước khi chọn địa chỉ khám nam khoa phù hợp.

Xem thêm: Danh sách phòng khám nam khoa tại Hà Nội

Khám nam khoa là gì?

Khám nam khoa là quy trình khám, kiểm tra cơ quan tiết niệu sinh dục để đánh giá sức khỏe sinh lý sinh sản ở nam giới.

Khám nam khoa nhằm mục đích chấn đoán những bệnh lý phổ biến ở đường tiết niệu, sinh dục nam hay vô sinh nam.

  • Bệnh về bao quy đầu: dài bao quy đầu, hẹp bao quy đầu, nghẹt bao quy đầu, viêm nhiễm ở bao quy đầu
  • Các bệnh về tinh hoàn: Viêm tinh hoàn, giãn tĩnh mạch thừng tinh, xoắn tinh hoàn, lệch tinh hoàn. Hay u nang tinh hoàn, teo tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn,…
  • Bệnh lý liên quan đến vô sinh, hiếm muộn như tinh trùng phân mảnh, tinh trùng yếu
  • Bệnh lý rối loạn cương dương, xuất tinh sớm, xuất tinh ngược dòng
  • Bệnh về tuyến tiền liệt (viêm tuyến tiền liệt, phì đại, ung thư) và đường tiết niệu (nhiễm trùng, sỏi đường tiết niệu, tăng sinh tuyến tiền liệt), các rối loạn đường tiểu khác.
  • Các bệnh xã hội như bệnh lậu, bệnh sùi mào gà, …

Khám nam khoa là khám những gì?

Ngoài ra việc khám định kỳ các vấn đề nam khoa cũng giúp kiểm tra sức khỏe của nam giới. Điều này có thể tiến hành ngay cả khi cơ thể không có biểu hiện hay triệu chứng của bệnh lý nào.

Quy trình khám nam khoa

Khám nam khoa bao gồm nhiều bước thăm khám khác nhau: Khám tổng quát, khám cơ quan sinh dục và làm các xét nghiệm.

Khám nam khoa tổng quát

Kiểm tra các chỉ số của cơ thể: cân nặng, chiều cao, đo huyết áp, đo nhịp tim…

Bác sĩ sẽ đưa ra một số câu hỏi về tiền sử bệnh lý:

  • Đã từng mắc phải loại bệnh gì?
  • Loại thuốc dùng để điều trị (nếu có)
  • Thói quen quan hệ tình dục?
  • Có bị dị ứng với loại thuốc nào không?
  • Các triệu chứng bất thường gặp phải là gì? …

Khám bộ phận sinh dục

Mục đích là để phát hiện các bất thường như tổn thương, u cục, mụn nước, viêm loét, nốt sần, viêm loét,…

  • Kiểm tra bao quy đầu có bị dài/hẹp hoặc nghẹt hay không
  • Kiểm tra vùng tinh hoàn: có dấu hiệu của khối u, xoắn tinh hoàn, giãn tĩnh mạch thừng tinh… hay không.

Làm xét nghiệm

Sau thăm khám lâm sàng có kết quả, người khám có thể được chỉ định làm một số xét nghiệm cần thiết. Mục đích để phát hiện, sàng lọc các bệnh lý viêm nhiễm nam khoa. Một số xét nghiệm thường gặp như: Xét nghiệm máu, Xét nghiệm nước tiểu, Xét nghiệm tinh dịch,…

Xét nghiệm tinh dịch hay còn gọi là tinh dịch đồ. Mẫu tinh dịch được thu thập và đem đi xét nghiệm. Qua kiểm tra, phân tích và đánh giá về hình dáng, chuyển động, số lượng cùng những bất thường của tinh trùng.

Tinh dịch đồ là một loại xét nghiệm không thể bỏ qua liên quan đến sức khỏe sinh sản nam. Có tới 15% trường hợp vô sinh ở nam do tinh trùng không đảm bảo chất lượng, tinh trùng yếu, dị dạng, bị phân mảnh,…

Xét nghiệm hormone testosterone cùng một số loại hormone khác có liên quan đến chức năng sinh dục. Từ đó phát hiện được nguyên nhân gây ra rối loạn chức năng tình dục ở phái mạnh.

Xét nghiệm kiểm tra di truyền: Tìm hiểu xem trong bộ gen của người bệnh có điểm bất thường nào hay không. Từ đó tìm ra những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Ví dụ như làm xét nghiệm kháng thể kháng tinh trùng.

Tiến hành các loại siêu âm

Chụp X – quang vùng chậu để quan sát kỹ về các bộ phận sinh sản. Một số loại siêu âm như siêu âm bìu, siêu âm tinh hoàn… Mục đích kiểm tra cấu trúc bên trong cơ quan sinh dục nam xem có gì bất thường hay không. Ví dụ như dấu hiệu của khối u bất thường, tinh hoàn bị ẩn,…

Kết luận sau khám

Dựa vào các kết quả thăm khám lâm sàng, chuyên sâu, xét nghiệm,… bác sĩ sẽ đưa ra kết luận về tình trạng sức khỏe. Nó bao gồm phác đồ điều trị bệnh (nếu có bệnh), các biện pháp phòng ngừa. cải thiện. Hoặc tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh lý nam,…

Các biểu hiện, triệu chứng cần đi khám nam khoa

Khám nam khoa rất cần thiết đối với nam giới. Nên tiến hành trong các trường hợp như: Khám tiền hôn nhân, khi gặp vấn đề về vô sinh hiếm muộn. Hoặc có vấn đề về chức năng tình dục cũng như có bất thường về bộ phận sinh dục. Đặc biệt là viêm đường tiết niệu – sinh dục.

Bất cứ khi nào thấy các dấu hiệu bất thường bạn cũng cần đi khám ngay.

  • Rối loạn chức năng sinh lý như rối loạn cương dương, xuất tinh sớm, giảm ham muốn kéo dài
  • Xuất tinh bất thường: đau khi xuất tinh, xuất tinh ra máu, nước tiểu đục, có lẫn máu,…
  • Bất thường khi đi tiểu: tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu khó, nóng rát khi đi tiểu
  • Dương vật có biểu hiện bất thường: sưng đỏ, đau rát, ngứa ngáy ở quy đầu, dương vật, tinh hoàn…
  • Bộ phận sinh dục xuất hiện các nốt, mụn, mủ, vết loét,… hoặc tiết ra chất dịch, mủ có màu bất thường, mùi hôi
  • Tinh hoàn đau tức, phù nề, đỏ tấy, đau mỗi khi xuất tinh, khi hoạt động mạnh, khi vận động, thậm chí là xuất tinh ra máu…
  • Vùng bụng dưới, vùng thắt lưng, vùng chậu, vùng hạ vị xuất hiện các cơn đau

Chuẩn bị trước khi đi khám nam khoa

Để có được kết quả chính xác nhất, người đi khám cần chuẩn tốt tâm lý và một số vấn đề khác có liên quan dưới đây.

Chuẩn bị về tâm lý

Cũng như phụ nữ khi khám phụ khoa, nam giới cũng cần sẵn sàng và thoải mái khi đi khám nam khoa. Đặc biệt với người khám lần đầu rất dễ có tâm lý tự ti, e ngại.

Trên thực tế người đi khám cần giữ tâm thế cởi mở và trả lời trung thực. Điều này cần thiết để bác sĩ có được các thông tin cần thiết và chính xác khi thăm khám. Đặc biệt với những vấn đề liên quan đến chức năng sinh lý, đời sống tình dục, tâm lý,… cần phải trả lời trung thực.

Chuẩn bị các vấn đề khác phục vụ cho khám và xét nghiệm

Điều này bao gồm nhiều yếu tố và tùy từng loại thăm khám xét nghiệm. Tuy nhiên nhìn chung khám nam khoa thường kiêng quan hệ/xuất tinh 2-7 ngày. Ví dụ như làm tinh dịch đồ. Hoặc không ăn sáng nếu xét nghiệm máu.

Tuyệt đối không sử dụng rượu bia, chất kích thích và thuốc trước khi khám, xét nghiệm.

Với trường hợp bệnh về viêm tiết niệu, có thể cần nhịn tiểu trên 1 tiếng và cần kiểm tra nước tiểu hay dịch niệu đạo. Vệ sinh sạch sẽ trước khi đi khám.

Chuẩn bị giấy tờ cần thiết

Các giấy tờ cần thiết trước khi đi khám có thể gồm căn cước công dân, bảo hiểm y tế, sổ theo dõi sức khỏe (nếu có),…

Chuẩn bị chi phí khám

Cần mang theo một khoản tiền nhất định để ứng trước khi vào khám. Ngoài ra còn các chi phí xét nghiệm, siêu âm không có trong danh sách chi trả của bảo hiểm y tế.

Không có niêm yết chính xác cho chi phí khám nam khoa. Lý do vì danh mục khám rất rộng và còn rất nhiều yếu tố khác có liên quan. Tuy nhiên nội dung dưới đây có thể cho bạn một số thông tin nhất định về chi phí khi đi khám nam khoa.

Hiện nay, chi phí khám nam khoa phổ biến nhất ở mức 350.000 – 2.000.000. Sự chênh lệch khá lớn và tùy thuộc vào nhiều yếu tố:

  • Cơ sở, bệnh viện, phòng khám nam khoa khác nhau: Các bệnh viện lớn, trang thiết bị hiện đại, dịch vụ chất lượng cao chi phí sẽ cao hơn.
  • Chính sách ưu đãi của từng nhà cung cấp: Có thể được giảm giá theo thời điểm hoặc nếu kết hợp gói khám
  • Hạng mục khám cụ thể: Số lượng hạng mục khám càng nhiều thì giá càng cao.
  • Phương pháp điều trị nếu có: Ngoài khám nếu cần phải điều trị thì sẽ thêm chi phí như phí thủ thuật, phí điều trị, thuốc,… tổng chi phí sẽ tăng lên

Câu hỏi thường gặp về khám nam khoa

Có cần đi khám nam khoa thường xuyên không?

Có. Nên đi khám khoảng 6 – 12 tháng/lần. Nếu sức khỏe có vấn đề bất ổn cần đi khám ngay. Điều này cần thiết để theo dõi sức khỏe, tiếp cận thông tin về sức khỏe cơ thể bạn. Giúp đưa ra các biện pháp chăm sóc phòng ngừa và xác định rủi ro nếu có. Nó cũng giúp bạn có thể lập kế hoạch và kiểm tra kết quả của của bạn.

Khám nam khoa có bao gồm khám sàng lọc không?

Có. Một số nhà cung cấp dịch vụ có thể khám sàng lọc. Ví dụ như sàng lọc tiểu đường, sàng lọc huyết áp, sàng lọc loãng xương. Ngoài ra cũng có sàng lọc ung thư như sàng lọc ung thư ruột kết, sàng lọc ung thư tuyến tiền liệt,
sàng lọc ung thư phổi,…

Khám nam khoa hết bao nhiêu tiền?

Tùy từng hạng mục khám và gói khám mà chi phí sẽ khác nhau. Chi phí một số hạng mục khám nam khoa (tham khảo)

Một số cơ sở sẽ cung cấp gói khám nam khoa có hạng mục riêng theo từng gói khám. Ví dụ như:

  • Gói khám sức khỏe sinh sản:
  • Gói khám viêm nhiễm nam khoa: Bao gồm bao gồm viêm tiết niệu + viêm tiền liệt tuyến + viêm tinh hoàn. Có giá từ 400 – 1,1 triệu đồng hoặc hơn
  • Gói khám bao quy đầu: Giá từ 500 – 1,2 triệu đồng hoặc hơn
  • Gói khám sức khỏe cơ bản nam khoa: Giá từ 600 – 2,5 triệu đồng hoặc hơn

Nên khám nam khoa ở bệnh viện hay phòng khám tư nhân?

Có rất nhiều địa chỉ cung cấp dịch vụ khám nam khoa. Đối với các cơ sở là phòng khám tư nhân cần tìm hiểu kỹ xem cơ sở đó có được cấp giấy phép hoạt động hay không.

Tuy nhiên điều quan trọng là phải có sự tìm hiểu kỹ càng để đảm bảo chất lượng khám, chữa bệnh. Trong mọi trường hợp không nên quá chú ý giá cả mà bỏ qua yếu tố chất lượng dịch vụ. Đặc biệt là khi phải tiến hành các thủ thuật, phẫu thuật và điều trị.

Trên đây là một số thông tin tìm hiểu khám nam khoa là gì, quy trình, giá cả, lưu ý trước khi đi khám. Có thể nói lối sống bận rộn công việc dày đặc khiến mỗi người đều ngại gặp bác sĩ. Tuy nhiên sức khỏe là rất quan trọng và vì vậy đừng quên chăm sóc sức khỏe của bạn ngay từ lúc này.

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và không thay thế được ý kiến của bác sĩ trong khám và điều trị.

Đọc thêm: Các thói quen xấu hại sinh lý và tinh trùng cần bỏ ngay nếu bạn không muốn đi khám nam khoa

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn Mua online Nhà thuốc