Teo tinh hoàn là gì mà được coi là một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất đối với khả năng sinh sản của nam giới? Vì sao teo tinh hoàn ảnh hưởng đến sinh lý, gây giảm ham muốn, rối loạn cương, liệt dương? Cùng tìm hiểu về căn bệnh này qua bài viết sau của Mentifam nhé!
Xem thêm: Danh sách phòng khám nam khoa tại TPHCM
Teo tinh hoàn là gì?
Teo tinh hoàn là tình trạng bệnh lý khi tinh hoàn bị co lại hoặc giảm kích thước, dẫn đến giảm hoặc mất hoàn toàn chức năng của chúng.
Teo tinh hoàn tiếng Anh là ‘testicular atrophy’, có thể xảy ra một bên (bên phải hoặc bên trái) hoặc cả hai bên. Nó cũng có thể xảy ra với nam giới ở mọi lứa tuổi.
Xét về cấu tạo và chức năng, tinh hoàn gồm các tế bào mầm và tế bào Leydig. Tế bào mầm sản xuất tinh trùng và tế bào Leydig sản xuất testosterone. Cả hai loại tế bào đều được sản xuất với tỷ lệ bằng nhau. Nếu một hay hai loại tế bào bị thiếu hụt, dẫn đến giảm kích thước tinh một hoặc hai bên tinh hoàn.
Teo tinh hoàn có thể được phân loại hoặc không. Nó có thể được phân biệt là dạng nguyên phát, có liên quan đến rối loạn di truyền (bất thường nhiễm sắc thể). Hoặc teo tinh hoàn dạng thứ phát, liên quan đến bệnh lý. Ngoài ra còn có tổn thương ảnh hưởng lên tinh hoàn.
Phân biệt teo tinh hoàn với các bệnh lý khác ở tinh hoàn
Có nhiều vấn đề xảy ra với tinh hoàn mà teo tinh hoàn chỉ là một trong số đó. Ngoài ra còn có tinh hoàn không đều, viêm mào tinh hoàn, xoắn tinh hoàn, tinh hoàn ẩn, ung thư tinh hoàn, giãn tĩnh mạch thừng tinh,…
Phân biệt teo tinh hoàn với co cơ ở bìu
- Teo tinh hoàn xảy ra với 1 hoặc 2 bên tinh hoàn của cơ quan sinh dục và là bệnh lý. Không liên quan đến cơ bìu.
- Co cơ bìu không phải là bệnh lý mà là một trạng thái phản ứng tự nhiên của cơ thể với nhiệt độ. Nhiệt độ bên ngoài giảm thấp thì cơ bìu thường co lại. Ngược lại nếu nhiệt độ tăng lên, bìu giãn. Kích thước của tinh hoàn không thay đổi.
Nguyên nhân teo tinh hoàn
Có nhiều nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra teo tinh hoàn. Bao gồm cả các bệnh lý, chấn thương, thói quen lối sống, dinh dưỡng mất cân đối, rối loạn hormone,…
Mất cân bằng nội tiết tố nam
Mất cân bằng hormone nội tiết được cho là nguyên nhân phổ biến nhất của teo tinh hoàn. Rối loạn nội tiết này lại là hậu quả hoặc tác dụng phụ của nhiều vấn đề khác như việc dùng steroid đồng hóa mất cân bằng dinh dưỡng,…
Liệu pháp thay thế testosterone
Teo tinh hoàn hay co tinh hoàn được cho là có thể xuất hiện ở người dùng thuốc nội tiết tố testosterone trong một thời gian dài. Hormone ngoại sinh làm gián đoạn hoạt động của trục vùng dưới đồi – tuyến yên – tuyến sinh dục.
Trong trường hợp này do testosterone đã có đủ trong máu (nhờ đưa vào theo cách ngoại sinh) nên các tuyến nội tiết nhận lệnh không sản xuất testosterone nội sinh nữa.
Dùng steroid đồng hóa, estrogen
Steroid đồng hóa giúp xây dựng khối lượng cơ bắp nhưng cũng có hại tương tự như liệu pháp thay thế hormone bằng testosterone.
Giãn tĩnh mạch thừng tinh gây teo tinh hoàn
Dưới ảnh hưởng của một lượng lớn máu tích tụ, tình trạng thiếu oxy phát triển, quá trình teo ở các mô tinh hoàn dẫn đến kích thước tinh hoàn nhỏ đi.
Teo tinh hoàn do giãn tĩnh mạch thừng tinh thường xảy ra khi bệnh đã phát triển nặng. Nó thường gây đau ở vùng sinh dục, kích thước tinh hoàn nhỏ đi, tĩnh mạch phồng lên ở vùng tinh hoàn bị bệnh. Đọc thêm về tác hại của giãn tĩnh mạch thừng tinh
Xoắn tinh hoàn
Hiện tượng này làm giảm lưu lượng máu giảm, có thể gây teo tinh hoàn vĩnh viễn.
Chấn thương
Các chấn thương ở khu vực háng và bìu có ảnh hưởng tới chức năng tinh hoàn
Ung thư tinh hoàn
Dù tỉ lệ thấp nhưng có thể gây teo tinh hoàn.
Viêm, nhiễm trùng
Viêm làm gián đoạn dẫn truyền thần kinh và lưu lượng máu mao mạch. Do đó quá trình nhiễm trùng nghiêm trọng ảnh hưởng đến hệ thống sinh dục. Đặc biệt nguy hiểm là các mầm bệnh gây bệnh lao và hội chứng suy giảm miễn dịch.
Các yếu tố nguy cơ
Làm tăng khả năng phát triển bệnh teo tinh hoàn. Ví dụ như thừa cân, béo phì, bệnh hemochromatosis, suy giáp. Hoặc các thói quen xấu ảnh hưởng tới tinh hoàn (hút thuốc, lạm dụng rượu),…
Triệu chứng, biểu hiện của teo tinh hoàn là gì?
Triệu chứng hay biểu hiện của teo tinh hoàn khác nhau tùy thuộc độ tuổi mắc phải.
Ở giai đoạn tiền dậy thì: Các biểu hiện thường gặp như lông mu, râu,… chậm mọc, dương vật nhỏ,…
Ở nam giới trường thành: Biểu hiện thành các triệu chứng do thiếu hụt androgen. Ví dụ như giảm ham muốn, giảm cương cứng, giảm khối lượng cơ bắp, tăng mô mỡ vùng bụng, vú to, giảm mọc lông tóc trên mặt và cơ thể,…
Ở giai đoạn đầu, teo tinh hoàn có thể chưa được nhận thấy rõ ràng. Tuy nhiên khi đang phát triển, nhất là với tình trạng teo một bên tinh hoàn, sự bất đối xứng có thể được nhận thấy. Nó cũng có thể biểu hiện là lượng tinh dịch giảm.
Một số biểu hiện về mặt tinh thần, tâm lý có thể có như mệt mỏi, rối loạn cảm xúc, buồn ngủ, dễ cáu gắt,… Hoặc cũng có thể có dấu hiệu tổn thương hệ thống tim mạch như nhịp tim nhanh, tăng huyết áp,…
Tác hại của teo tinh hoàn
Tùy vào độ tuổi mắc phải hoặc teo tinh hoàn 1 hay 2 bên mà mức độ nguy hại sẽ khác nhau.
Rối loạn chức năng tình dục và sinh sản (dẫn đến vô sinh).
Các biến chứng
- Tăng sự hình thành huyết khối, dẫn đến sự phát triển của rối loạn tuần hoàn ở tim và não
- Tình trạng giảm androgen làm tăng khả năng mắc bệnh đái tháo đường lên 2-4 lần.
- Bị loãng xương do teo tinh hoàn dễ gây tăng khả năng lọc và giảm hấp thu canxi.
- Khi bị teo (thường do tinh hoàn ẩn), các khối u tinh hoàn thường hình thành.
Chẩn đoán teo tinh hoàn như thế nào?
Việc chẩn đoán bệnh lý và nguyên nhân gây bệnh là rất quan trọng để lựa chọn phương pháp điều trị. Chẩn đoán có thể gồm khám thực thể tinh hoàn cũng như các phương pháp bổ sung.
Bác sĩ sẽ hỏi bệnh nhân về các bệnh tật, vết thương, quan hệ tình dục không an toàn, việc dùng thuốc và steroid.
Khám thực thể, bác sĩ sẽ kiểm tra cơ quan sinh dục và vùng háng của người đàn ông. Sờ nắn để tìm các bệnh lý khác nhau, các ổ của quá trình viêm, các bất thường về giải phẫu bẩm sinh của cơ thể,…
Các phương pháp bổ sung:
- Xét nghiệm nội tiết tố để xem xét có sự giảm đáng kể về mức độ hormone sinh dục nam không.
- Kiểm tra siêu âm bìu dùng để kiểm tra kích thước của tinh hoàn.
- Xét nghiệm nồng độ testosterone trong máu để đánh giá chức năng của tinh hoàn.
- Xét nghiệm tinh dịch đồ để tìm hiểu các đặc tính về số lượng và chất lượng của tinh trùng. Khi bị teo hai bên, có thể thiếu hoàn toàn tế bào mầm trong dịch tinh. Ngoài ra kiểm tra tinh dịch để tìm sự hiện diện của các tác nhân lây nhiễm – gây bệnh.
- Thực hiện phản ứng chuỗi polymerase để tìm hiểu sự hiện diện của mầm bệnh lây truyền qua đường tình dục.
- Chụp cộng hưởng từ MRI có thể được chỉ định trong các trường hợp cần tiến hành chẩn đoán phân biệt với quá trình điều trị khối u.
Điều trị teo tinh hoàn như thế nào
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp:
Sử dụng thuốc
Điều trị bằng thuốc được thực hiện ở giai đoạn đầu của teo tinh hoàn. Tùy vào nguyên nhân để chỉ định thuốc phù hợp.
- Thuốc nội tiết tố dựa trên testosterone. Sử dụng liệu pháp bổ sung nội tiết tố trong trường hợp mất cân bằng hormone gây teo tinh hoàn.
- Liệu pháp Etiotropic (là phương pháp trực tiếp tiêu diệt nguyên nhân gây bệnh) cũng được lựa chọn.
- Nếu do nguyên nhân viêm nhiễm, đòi hỏi phải có liệu pháp kháng khuẩn thích hợp nhằm trực tiếp vào mầm bệnh.
- Nếu do tuần hoàn có thể được khắc phục với sự trợ giúp của thuốc chống tiểu cầu và thuốc cải thiện tính thấm của thành mạch.
Phẫu thuật
Nếu teo tinh hoàn được phát hiện ở giai đoạn tiến triển, phẫu thuật được chỉ định để bảo tồn cấu trúc hình thái và hoạt động chức năng.
Sau khi phẫu thuật teo tinh hoàn, các bác sĩ chuyên khoa sẽ đề xuất phương pháp điều trị tiếp theo bằng hình thức cấy ghép tinh hoàn.
Phòng ngừa teo tinh hoàn như thế nào?
Phòng ngừa teo tinh hoàn cũng như các vấn đề liên quan đến tinh hoàn đòi hỏi nhiều phương diện.
- Từ bỏ rượu và hút thuốc và các thói quen xấu với sức khỏe, sinh lý.
- Không tự dùng corticosteroid, đặc biệt là ở tuổi dậy thì để cải thiện thành tích thi đấu.
- Tránh tiếp xúc với các chất độc công nghiệp: ethylamine, amoniac, peroxit hữu cơ và muối của kim loại nặng.
- Việc khám thường xuyên tiết niệu và bác sĩ nội khoa để xác định các tình trạng bệnh lý nếu có.
- Xiệc xây dựng lối sống lành mạnh hơn.
- Ăn uống đủ dưỡng chất, đặc biệt là các chất giúp cân bằng nội tiết tố nam.
Câu hỏi thường gặp về teo tinh hoàn
Cách nào để có thể biết tinh hoàn có bị teo hay không?
Căn cứ vào các biểu hiện chính như tổng thể tích của bìu và kích thước nhỏ của tinh hoàn. Hoặc trạng thái nhão của tinh hoàn khi sờ nắn.
Vì sao uống rượu nhiều có nguy cơ teo tinh hoàn?
Rượu được hấp thụ vào cơ thể và sẽ đào thải các chất gây tổn thương mô tinh hoàn, màng tinh hoàn, tế bào mầm tinh hoàn… Rượu cũng làm tăng quá trình oxy hóa, ngăn chặn quá trình trao đổi chất, cản trở sự phục hồi của các tế bào bị tổn thương.
Nó cũng ức chế việc sản xuất testosterone. Testosteron thấp cũng là một nguyên nhân dẫn đến việc tinh hoàn bị teo nhỏ ở một hoặc cả hai bên.
Teo tinh hoàn có thể lan sang bên còn lại không?
Không thể. Vì hai tinh hoàn ở hai khoang khác nhau nên không bị lan.
Teo tinh hoàn có tăng theo tuổi tác không?
Có. Theo tuổi tác, tinh hoàn giảm kích thước và quá trình sản xuất testosterone chậm lại.
Teo tinh hoàn có nguy hiểm không?
Có. Nếu không được phát hiện và chữa trị thì nguy cơ teo tinh hoàn phát triển khối u rất cao.
Teo tinh hoàn có chữa được không?
Có thể. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Với một số trường hợp có thể chữa khỏi.
Teo tinh hoàn có quan hệ tình dục được không?
Có thể. Trường hợp tinh hoàn khi bị teo hoặc bị cắt bỏ một bên vẫn có thể quan hệ bình thường. Tuy nhiên cả ham muốn vẫn khả năng cương cứng đều giảm đi nhiều.
Teo tinh hoàn có con được không?
Có thể. Nếu teo một bên thì tinh hoàn còn lại vẫn có thể sản xuất tinh trùng để thụ thai. Tuy nhiên nếu teo cả hai tinh hoàn tức là không có khả năng sinh tinh thì sẽ vô cùng khó khăn.
Chỉ có thể có cơ hội tìm thấy tinh trùng bằng các kỹ thuật đặc biệt hiện đại. Ví dụ như kỹ thuật vi phẫu trích mô tinh hoàn tìm tinh trùng (micro-TESE) truy tìm tinh trùng trong mô tinh hoàn.
Trên đây là các thông tin tìm hiểu bệnh lý teo tinh hoàn là gì, các nguyên nhân gây bệnh. Cùng với đó là cách phòng ngừa và điều trị. Lưu ý bài viết chỉ mang tính tham khảo và không thay thế được ý kiến của bác sĩ trong chẩn đoán, điều trị.
Đọc thêm: Danh sách phòng khám nam khoa tại Hà Nội