Nhân sâm có tác dụng gì mà được đánh giá là một trong tứ đại danh dược “sâm, nhung, quế, phụ”? Y học cổ truyền và y học hiện đại nói về tác dụng của nhân sâm ra sao? Cách dùng nhân sâm tốt nhất cho nam giới như thế nào? Ai không nên dùng nhân sâm? Cùng với đó là các câu hỏi thường gặp với nhân sâm để bạn đọc tham khảo qua bài viết sau đây của Mentifam.
Đọc thêm: So sánh Mentifam với các loại thuốc và thảo dược tăng sinh lý khác
Nhân sâm là gì?
Nhân sâm là một loại cây lâu năm, có tên khoa học là Panax ginseng C. A. Meyer, họ Nhân sâm (Araliaceae). Rễ – củ ccây nhân sâm to, dày màu vàng xám và có mùi thơm dễ chịu. Đây cũng là phần có giá trị nhất của cây. Quả của cây nhân sâm có màu đỏ, hình quả mọng.
Theo truyền thống, khi nói đến nhân sâm chúng ta thường nghĩ đến nhân sâm Châu Á (Hàn Quốc, Triều Tiên, Trung Quốc). Tuy nhiên hiện nay trên thị trường có khoảng 12 loại nhân sâm được biết đến. Phổ biến nhất là loại nhân sâm có nguồn gốc từ Đông Á – Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc.
Nhân sâm có chứa chất gì?
Các hoạt chất có giá trị trong phần củ của nhân sâm rất đa dạng. Nhân sâm chứa saponin (glycoside thực vật tự nhiên), protein, polysaccharides, lipid, pectin, tinh dầu, tannin, alkaloid. Nhân sâm cũng chứa vitamin B, C, axit béo, các nguyên tố đa lượng (kali, canxi, phốt pho, magie) và các nguyên tố vi lượng (sắt, đồng, coban), mangan, molypden, kẽm, crom, titan,…
Trong các chất nói trên, tác dụng chính của nhân sâm là do glycoside. Đây là những chất có tác dụng mạnh mẽ tới hệ miễn dịch, tăng cường sinh lực, tăng hiệu suất làm việc. Nó giúp cơ thể thích ứng với stress, kích thích hệ nội tiết và tiêu hóa. Glycoside cũng giúp điều hòa lượng lipid bằng cách tăng cholesterol tốt.
Ngày nay, nhân sâm có thể được sử dụng ở dạng thô hoặc hấp, ngâm rượu, chiết xuất, bột, viên nén hoặc viên nang.
Phân biệt nhân sâm Mỹ, nhân sâm châu Á
Theo truyền thống, nhân sâm đã được sử dụng trong y học phương Đông từ hàng ngàn năm. Tuy nhiên ngày nay từ “nhân sâm” được dùng để chỉ cả nhân sâm Mỹ (Panax quinquefolius ) và nhân sâm châu Á hoặc Hàn Quốc ( Panax ginseng). Trên thực tế chúng cũng được tạo thành từ các hóa chất tương tự. Đó chính là thành phần hoạt tính nổi bật – ginsenosides.
Trong khi đó nhân sâm Siberia, hay Eleuthero ( Eleutherococcus senticosus ) là loại cây khác vì không có cùng thành phần hoạt tính.
Nhân sâm có tác dụng gì?
Nhân sâm được y học cổ truyền sử dụng từ mấy ngàn năm. Nó được đánh giá là 1 trong tứ đại danh dược ‘sâm, nhung, quế, phụ”. Trong khi đó y học hiện đại cũng nghiên cứu và chỉ ra nhiều thành phần quý cũng như tác dụng của nhân sâm.
Tác dụng của nhân sâm theo Đông y
Theo y học cổ truyền, nhân sâm giúp bổ ngũ tạng, nhất là phế, tỳ, đại bổ nguyên khí, ích huyết sinh tân, định thần, ích trí.
Công dụng của nhân sâm theo y học hiện đại
Nhân sâm chủ yếu là bồi bổ và phục hồi cơ thể nói chung. Các tác dụng của nhân sâm được chỉ ra như:
- Kích thích hệ thần kinh trung ương, giúp chống mệt mỏi, kiệt sức.
- Tăng huyết áp.
- Giúp bình thường hóa mức độ hormone.
- Cải thiện lưu lượng máu (kể cả ở vùng sinh dục).
- Kích thích sự thèm ăn.
- Tăng hiệu suất và độ bền.
- Có tác dụng có lợi đối với chức năng tình dục (bao gồm cả cương dương).
- Tăng ham muốn tình dục.
- Tăng khả năng vận động của tinh trùng và kích thích sản xuất chúng.
- Kích thích sản xuất testosterone.
Ai không nên dùng nhân sâm?
Về cơ bản nhân sâm không phù hợp cho các đối tượng dưới đây:
- Người khỏe mạnh, trẻ em dưới 14 tuổi: Ở lứa tuổi này khí huyết dồi dào không nên dùng nhân sâm vì sợ phát triển tính dục quá sớm.
- Phụ nữ mang thai hoặc phụ nữ đang cho con bú không dùng nhân sâm.
- Người đang dùng thuốc rối loạn tâm thần, trầm cảm, tâm thần phân liệt… không dùng nhân sâm: Lý do vì có thể một số hoạt chất trong nhân sâm có thể làm tăng tác dụng phụ của thuốc, gây hại cho thần kinh.
- Người mắc bệnh tiểu đường đang dùng thuốc tránh nhân sâm. Nếu dùng nhân sâm quá liều dễ làm giảm lượng đường trong máu của cơ thể và gây ra một số tác dụng phụ.
- Người gặp vấn đề về đông máu: Nhân sâm có chứa chất hoạt động như là chất làm loãng máu hoặc chống đông. Do đó có thể làm tăng nguy cơ các vấn đề chảy máu. Tránh dùng nhân sâm trước khi phẫu thuật.
- Người bị tăng huyết áp không dùng nhân sâm: Lý do vì có thể khiến huyết áp sẽ tăng lên nhanh chóng trước khi hạ xuống. Nếu huyết áp qua ngưỡng an toàn có thể gây ra các tai biến nguy hiểm.
- Người thừa cân, béo phì tránh dùng nhân sâm vì sẽ tạo cảm giác thèm ăn, ăn nhiều càng dễ tăng cân.
- Người dễ bị dị ứng với thảo dược: Có thể gây khó thở, ngứa, phát ban…, thậm chí nguy hiểm hơn.
- Người bị bệnh đường tiêu hóa, tiêu hóa kém, người lạnh bụng, tiêu chảy tránh dùng nhân sâm.
- Người bị sốt nóng không rõ nguyên nhân, có thể do cảm cúm, hoặc nhiễm trùng,… không dùng nhân sâm.
- Những người bị bệnh gan mật cấp tính
- Người viêm loét dạ dày cấp tính và xung huyết hoặc viêm dạ dày, ruột cấp tính; bị nôn mửa, đi ngoài phân lỏng
- Những người bị giãn phế quản, lao phổi, ho ra máu
- Ngoài ra, không nên dùng cây cùng với một số loại thuốc. Ví dụ như thuốc tân dược như perphenazine, atrax, wintermint… Hoặc thảo dược như bột sắn dây (cát hoa)…
Cách dùng nhân sâm tốt cho nam giới
Việc sử dụng nhân sâm đúng cách giúp phát huy tác dụng. Ngược lại nếu dùng sai cách, sai đối tượng sẽ dẫn đến tác dụng phụ hoặc nguy hiểm cả tính mạng. Do vậy cần tham khảo ý kiến bác sĩ/ dược sĩ/ thầy thuốc Đông y trước khi dùng nhân sâm.
Một số bài thuốc đông y trị tinh trùng yếu dùng Nhân sâm để tăng cường sinh lý nam giới, tăng chất lượng tinh trùng như sau:
Dùng riêng nhân sâm: Nhân sâm 4-10g thái mỏng, hãm với nước sôi nhiều lần.
Nhân sâm ngâm rượu 1 vị
Rượu sâm là cách dùng phổ biến được nhiều nam giới ưa thích vì dễ bảo quản.
*Lưu ý: tác dụng của nhân sâm có thể thay đổi tùy theo cơ địa mỗi người.
Rượu nhâm sâm thái lát: 50g nhân sâm thái mỏng ngâm rượu 3 lần. Lần 1 ngâm với 600ml rượu khoảng 1 tháng. Lần 2 ngâm với 500ml trong 3 tuần. Lần 3 ngâm với 400ml rượu trong 2 tuần. Cuối cùng trộn lẫn dịch chiết của 3 lần lại. Ngày uống 15-20ml.
Rượu nhân sâm củ tươi: Tỉ lệ ngâm là 100 – 120g nhân sâm/ lít rượu trên 40 độ. Ngâm rượu trong khoảng thời gian từ 3 tháng. Ngày dùng 1 – 2 lần dùng vào bữa ăn, mỗi lần 1 ly nhỏ.
Nhân sâm ngâm rượu với thảo dược khác
Rượu sâm nhung hải mã: Nhân sâm 100g, nhung hươu 50g, hải mã chúa 1 cặp, câu kỷ tử 100g. Sơ chế và ngâm cùng rượu trong 3 tháng.
Công dụng: Đại bổ nguyên khí, bổ thận ích tinh huyết, tráng dương, cường gân cốt. Tốt cho nam giới người hay yếu mệt, suy giảm khả năng sinh lý, đau mỏi xương khớp…
Rượu nhân sâm – hoàng kỳ: Nhân sâm và hoàng kỳ mỗi vị 50g và lượng rượu trắng vừa đủ. Đem ngâm khoảng vài tuần là có thể dùng được. Tác dụng bổ trung ích khí, cường tráng thân thể, tăng tuổi thọ và chống lão hóa.
Rượu nhân sâm câu kỷ tử: 30g nhân sâm, 500 câu kỷ tử, 200g thục địa, 2 kg đường phèn, 5 lít rượu trắng. Ngâm trong bình kín sau 1 tháng thì gạn lọc, lấy nước dùng.
Tác dụng: Bổ ích khí huyết, tốt cho người bị suy nhược lâu ngày ăn kém, mất sức, mất ngủ, choáng váng, đau lưng…
Rượu nhân sâm linh chi: 20g nhân sâm, 30g linh chi, 1 lít rượu trắng. Ngâm khoảng hơn 15-30 ngày là có thể dùng được. Tác dụng cải thiện chứng mất ngủ, tình trạng ăn uống kém, suy nhược cơ thể sau cơn bệnh…
Lưu ý: Rượu sâm gây hưng phấn, kích thích thần kinh. Do vậy chỉ nên uống tối đa 1 – 3 ly nhỏ mỗi ngày trong các bữa ăn. Không nên dùng quá gần giờ đi ngủ vì sẽ gây khó ngủ.
Món ăn – bài thuốc với nhân sâm
Gà niêu nấu nhân sâm: Một con gà giò làm sạch chặt khúc vừa ăn.Cho vào niêu cùng 50g nhân sâm tươi, 15gr nấm hương, gừng, hành, các gia vị. và một lượng nước vừa đủ. Cho niêu vào trong lò hấp trong 1 giờ. Tác dụng giúp bồi bổ cơ thể, bổ tinh, tăng tủy.
Canh nhân sâm hạt sen: 5 – 10g nhân sâm hấp cùng 20 hạt sen và một ít đường phèn. Mỗi tuần ăn 2 lần. Giúp cải thiện tình trạng yếu sinh lý nam.
Bài thuốc Bát trân bát vị hợp tễ gia giảm: Thục địa 25g, đương quy 15g, kỷ tử 12g, nhân sâm 10g. Bạch truật và bạch linh mỗi loại 8g. Sơn dược, trạch tả, sài hồ, đan bì, bạch thược mỗi loại 5g. Phụ tử, cam thảo 2-3g. Sắc, chia uống nhiều lần trong ngày.
Công dụng: Bổ ích tỳ, thận, bình can, chủ chứng người bệnh không có tinh trùng, lưỡi đỏ, mạch trầm.
Câu hỏi thường gặp với nhân sâm
Nhân sâm tốt cho cơ thể như thế nào?
Nhân sâm có thể tăng cường năng lượng, giảm lượng đường và cholesterol trong máu. Nhân sâm cũng giúp giảm stress, thúc đẩy thư giãn, tốt cho người bị bệnh tiểu đường. Ngoài ra nhân sâm được cho là giúp cải thiện chức năng tình dục ở nam giới.
Nhân sâm có tác động đến nồng độ testosterone không?
Nhân sâm Panax được cho là có thể có hiệu quả trong trường hợp nồng độ testosterone thấp do suy giảm sản xuất testosterone. Trong khi đó với người bị rối loạn cương dương, nhân sâm Panax dường như không ảnh hưởng đến nồng độ testosterone.
Dùng nhân sâm mỗi ngày có sao không?
Nhân sâm Panax (nhân sâm Hoa Kỳ) có thể không an toàn khi dùng trong hơn 6 tháng. Điều này được cho là do nó có thể có một số tác dụng giống hormone và có thể gây hại khi sử dụng lâu dài. Một số tác dụng phụ như khó ngủ, phát ban, tổn thương gan, dị ứng,…
Mất bao lâu để nhân sâm phát huy tác dụng?
Không cần dùng nhân sâm trong thời gian dài mới có thể cảm nhận tác dụng. Với một số trường hợp có thể chỉ cần 1-2 ngày để nhận thấy sự khác biệt. Bên cạnh đó, tác dụng nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào loại nhân sâm đang dùng. Cùng với đó là dạng chế phẩm, liều lượng.
Những lưu ý khi dùng nhân sâm?
Nhân sâm kỵ với một số thực phẩm như củ cải và các loại hải sản. Khi đun nấu nhân sâm không dùng đồ đựng là kim loại. Không uống chung nhân sâm với các loại chè/trà.
Trên đây là bài viết về nhân sâm có tác dụng gì và cách dùng nhân sâm tốt cho nam giới. Thông tin chỉ mang tính tham khảo và không có tác dụng thay thế ý kiến của bác sĩ.
Đọc thêm: Top 10+ thảo dược tốt cho sinh lý nam bao gồm những loại nào?