Liệu pháp thay thế testosterone là gì? Có lợi và hại gì?

Liệu pháp thay thế testosterone là gì? Ưu điểm và hạn chế TRT là gì? Vì sao liệu pháp hormone này được cho là có ích nhưng lại không dành cho tất cả mọi người?

Liệu pháp thay thế testosterone là gì?

Liệu pháp thay thế testosterone là một dạng liệu pháp hormone trong đó testosterone được bổ sung hoặc thay thế để đưa mức testosterone trở lại bình thường. Trong đó, testosterone được sử dụng bên ngoài, dưới dạng kem bôi, gel, miếng dán, thuốc tiêm hoặc trong một số trường hợp bằng đường miệng.

Liệu pháp thay thế testosterone là gì?

Liệu pháp thay thế testosterone trong tiếng Anh là Testosterone replacement therapy (TRT). TRT thường được nhắc đến cùng với các thuật ngữ như liệu pháp thay thế androgen, steroid đồng hóa nhưng vẫn có sự khác nhau.

TRT được cho là có ưu điểm và cả nhược điểm. Trong trường hợp được chỉ định, cũng cần có chuyên môn và thời gian để tìm ra liều lượng chính xác, phù hợp với từng cá nhân. Điều này nhằm mang lại phản ứng lâm sàng tích cực mà không có nguy cơ gây tác dụng phụ.

Phân biệt TRT với steroid đồng hóa

Liệu pháp thay thế testosterone (TRT) khác với steroid đồng hóa ở lượng testosterone được sử dụng. TRT hướng đến mục đích điều trị các triệu chứng của testosterone thấp. Steroid đồng hóa chứa testosterone với liều lượng cao hơn rất nhiều nhằm mục đích nhanh chóng đạt được hiệu quả phát triển cơ bắp, sức mạnh và hình thể.

Bên cạnh đó steroid đồng hóa ngoài testosterone còn bao gồm bất kỳ loại thuốc nào về mặt hóa học và dược lý liên quan đến testosterone thúc đẩy sự phát triển khối cơ, tuy nhiên đa số chúng có chức năng tương tự nhau.

TRT được kê đơn trong những trường hợp nào?

Lưu ý rằng nếu mức testosterone thấp không cần điều trị bằng liệu pháp thay thế. Liệu pháp thay thế testosterone có thể có tác dụng phụ và những rủi ro lâu dài chưa được biết đến.

TRT được chỉ định cho nam giới có triệu chứng testosterone thấp và nồng độ testosterone trong máu được xác nhận sau xét nghiệm là nguyên nhân gây ra các triệu chứng. Theo Hiệp hội Tiết niệu Hoa Kỳ, đó là tổng mức testosterone dưới 300 nanogram mỗi deciliter (ng/dL).

Trong đó những nguyên nhân phổ biến nhất gây mất cân bằng nội tiết trong cơ thể và cần điều chỉnh:

  • suy sinh dục bẩm sinh, bao gồm hội chứng Kallmann, Klinefelter
  • thiếu hụt androgen liên quan đến tuổi tác, xảy ra ở tất cả nam giới sau 50-55 tuổi
  • rối loạn sản xuất hormone sau chấn thương tinh hoàn, cắt bỏ tinh hoàn, các bệnh tự miễn dịch
  • bệnh về tuyến yên và vùng dưới đồi, gây thiếu hụt hormone hướng sinh dục.

Nguy cơ của việc sử dụng liệu pháp thay thế testosterone là gì?

Có thể ảnh hưởng tới việc sản xuất testosterone tự nhiên

Khi nhận testosterone từ nguồn bên ngoài có thể ngăn cơ thể tự tạo ra testosterone. Đây là một quá trình sinh học tự nhiên xảy ra với nhiều loại thuốc trong đó có thuốc testosterone.

Điều này có nghĩa là nếu bắt đầu sử dụng TRT, rất có thể sẽ phải dựa vào phương pháp điều trị này lâu dài. Nếu ngừng điều trị bất cứ lúc nào, testosterone của cơ thể sẽ trở lại trạng thái trước đó. Và các triệu chứng xuất của thấp testosterone xuất hiện hiện trở lại.

Có thể gây phì đại tuyến tiền liệt

Testosterone có thể kích thích ung thư tuyến tiền liệt phát triển. Hầu hết các chuyên gia khuyên nên sàng lọc ung thư tuyến tiền liệt trước khi bắt đầu thay thế testosterone. Đàn ông bị ung thư tuyến tiền liệt hoặc có kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt (PSA) tăng cao có lẽ nên tránh.

Có thể tăng nguy cơ gây đau tim, đột quỵ

Có những mối lo ngại đối với TRT ở người mắc bệnh gan mạn tính. Trong đó các báo cáo về nhiễm độc gan và vàng da thường nói đến ở dạng testosterone đường uống.

Có thể làm giảm số lượng tinh trùng, đôi khi là vĩnh viễn

Đây thường được xem là tác dụng phụ chính của TRT. Sử dụng TRT được cho là có hại cho quá trình sản xuất tinh trùng. Lý do là vì sử dụng testosterone ngoại sinh thường làm giảm nồng độ của FSH. Mà FSH (hormone kích thích nang trứng) lại rất cần thiết để kích thích sản xuất tinh trùng.

Có thể khiến kích thước tinh hoàn co lại

Khi sử dụng TRT, tức là bổ sung testosterone từ nguồn bên ngoài. Lúc này não (vùng dưới đồi, tuyến yên) cảm nhận được sự gia tăng nồng độ testosteroen này và có thể phát tín hiệu cho tinh hoàn giảm sản xuất testosterone. Sự giảm sản xuất tự nhiên này có thể dẫn đến giảm kích thước tinh hoàn ở một số nam giới.

Có thể làm tăng nguy cơ mất ngủ và các vấn đề về cholesterol

TRT cũng được cho có thể khiến chứng ngưng thở khi ngủ trầm trọng hơn. Đây là một chứng rối loạn giấc ngủ nghiêm trọng có nhiền biến chứng nguy hiểm.

Các loại TRT

Liệu pháp TRT có thể được quản lý theo nhiều cách khác nhau.

Tiêm testosterone

Trong TRT hình thức tiêm có thể dạng tiêm dưới cơ, da. Đây được cho là cách có tác dụng nhanh để tăng mức testosterone. Người ta cho rằng có thể cảm nhận testosterone được cải thiện trong vòng 30 ngày. Khi được tiêm testosterone, hormone này sẽ đi vào cơ thể trực tiếp qua đường máu của cơ. Hoặc thông qua việc giải phóng chậm từ các kho dự trữ trong cơ.

Tác dụng của mũi tiêm ngắn (1 – 2 mũi tiêm/tuần). Hoặc tác dụng kéo dài (1 mũi tiêm mỗi 2 tuần). Mức testosterone tạo ra không nhất quán. Cao nhất ngay sau khi tiêm và thấp nhất là lần tiêm tiếp theo.

Các chế phẩm testosterone tiêm có thể có nhiều loại.

  • Testosterone cypionate (được bán dưới tên thương hiệu Depo-Testosterone)
  • Testosterone enanthate (dạng tác dụng ngắn hơn)
  • Testosterone undecanoate (thuốc tác dụng kéo dài)

Khi tiêm testosterone, cần đến gặp bác sĩ 2-3 tháng/lần để theo dõi nồng độ testosterone và ngăn ngừa các biến chứng. Liều lượng có thể được điều chỉnh dễ dàng. Những điều chỉnh có thể được thực hiện trong toàn bộ quá trình điều trị.

Việc điều trị có thể kéo dài suốt đời hoặc ngắn hạn. Điều này ttùy thuộc vào tình trạng bệnh nhân và mục tiêu điều trị. Tác dụng phụ tiêu cực của testosterone thường thấy nhất do sử dụng sai cách.

Các tác dụng phụ thường gặp ở nam khi tiêm như: phản ứng dị ứng tại chỗ tiêm, nhức đầu hoặc căng thẳng, sưng ở bàn chân và mắt cá chân, phát triển vú, sự thay đổi mọc tóc. Các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn có thể gặp phải như: đông máu, đột quỵ, đau tim, bệnh tim, ung thư tiền liệt tuyến,…

Bôi dán trên da

Dạng testosterone gel, kem, chất lỏng và miếng dán bôi/dán tại chỗ. Thường có tác dụng trong khoảng 4 ngày. Dễ dàng áp dụng và tạo ra mức độ tương đối ổn định.

Dán trong miệng

Miếng dán vùng má được đặt trên đường nướu phía trên răng cửa. Thuốc cần được sử dụng sau mỗi 12 giờ.

Dạng gel hoặc kem testosterone

Gel testosterone được hấp thụ qua da và vào máu. Cách này được cho là phù hợp hơn với người có vấn đề về tim hoặc gan.

Được bôi hàng ngày và từ từ điều chỉnh nồng độ hormone. Vị trí thoa kem lên cánh tay, vai hoặc bụng. Do gel cần có thời gian hấp thụ, nên khu vực bôi cần được che phủ. Đồng thời tránh tắm hoặc bơi trong vài giờ.

Cách bôi gel dược cho là không hấp thụ đầy đủ. Do đó liều lượng testosterone có thể không chính xác với lượng được kê đơn. Cần nhớ lịch để bôi. Ngoài ra nó có thể dính/lây sang các thành viên khác nếu tiếp xúc với vị trí bôi.

Viên cấy dưới da

Viên dạng này rất nhỏ với kích thước khoảng bằng hạt gạo và được cấy/chèn ở hông. Một đường phẫu thuật nhỏ trên da được rạch và đặt viên thuốc vào mà không cần phải khâu hoặc chăm sóc đặc biệt sau đó.

Viên testosterone này sẽ được giải phóng trong cơ thể từ 3 – 6 tháng. Lượng testosterone ổn định như nhau mỗi ngày. Cách này được cho là tiện lợi vì không phải nhớ lịch tiêm hoặc bôi. Tuy nhiên lại khó điều chỉnh liều lượng hơn nhiều so với tiêm.

Tuy nhiên nó có thể có rủi ro dù tỉ lệ thấp. Đó là có thể bị bong viên cấy ra khỏi da hoặc bị nhiễm trùng. Cách này cũng được ch là không phù hợp với người mới sử dụng TRT. Hoặc người cần điều chỉnh liều lượng thường xuyên.

Viên uống

Viên nang testosterone dùng bằng đường uống. Có thể được uống 2 lần mỗi ngày với thức ăn.

Câu hỏi thường gặp về liệu pháp thay thế testosterone

Vì sao những rủi ro của TRT vẫn gây tranh cãi?

Các rủi ro của TRT vẫn tiếp tục được nghiên cứu, chứng minh với không ít qua điểm bất đồng. Ví dụ như vào năm 2015, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đưa ra cảnh báo. Theo đó TRT có thể làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ hoặc tử vong.

Tuy nhiên Tạp chí Y học New England công bố vào tháng 7 năm 2023 về một thử nghiệm lại cho thấy TRT không làm tăng tỷ lệ mắc các biến cố tim mạch nghiêm trọng.

Do đó trong bất kỳ trường hợp nào với TRT cần cân nhắc kỹ, có tư vấn, chỉ định của bác sĩ chuyên môn.

Chống chỉ định sử dụng TRT trong trường hợp nào?

Người mắc bệnh ác tính hoặc có tiền sử ung thư tuyến tiền liệt: Lý do vì tế bào tuyến tiền liệt rất nhạy cảm với nội tiết tố androgen, testosterone và DHT. Và do đó có thể tăng tốc độ phát triển và lan rộng của các khối u hiện có.

Trong trường hợp nam giới trên 40 tuổi: Cần xét nghiệm PSA, xét nghiệm chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt cần thiết trước khi bắt đầu TRT. Điều này để loại trừ bệnh ung thư tuyến tiền liệt đã xuất hiện.

Người có tiền sử gia đình hoặc tiền sử bệnh ung thư: nên được xem xét cẩn thận.

Tiêm testosterone là như thế nào?

Là việc sử dụng thuốc testosteron tiêm bắp hay tiêm dưới da.

Nó cần được chỉ định và kiểm tra, theo dõi chặt chẽ bởi bác sĩ và nhân viên y tế. Phục vụ trong điều trị các tình trạng do thiếu hormone testosterone. Bao gồm như dậy thì chậm, liệt dương hoặc sự mất cân bằng hormone khác.

Cách này được cho là có nhiều tác dụng phụ (có hơn 20 tác dụng phụ đã được thống kê). Rất nhiều đối tượng cũng không được chỉ định dùng liệu pháp này.

Có nên uống viên testosterone?

Cần tuân theo ý kiến của bác sĩ. Uống testosterone là một trong các liệu pháp thay thế testosterone (TRT) và phần lớn ý kiến quan ngại tác dụng phụ của chúng cũng như tính hiệu quả có giới hạn.

Đặc biệt chỉ sử dụng khi có liên quan đến nguyên nhân thiếu hụt testosterone do sự sản xuất testosterone của tinh hoàn, tuyến yên hoặc não bộ.

TRT khác với thực phẩm bổ sung có tăng testosterone như thế nào?

Liệu pháp thay thế testosterone sử dụng thuốc tiêm, dán, bôi nhằm mục đích tăng nồng độ testosterone trực tiếp. Trong khi đó thực phẩm bổ sung có chứa các chất giúp cơ thể kích thích sự sản sinh testosterone. TRT là thuốc điều trị còn loại sau được coi là thực phẩm bổ sung, không phải thuốc.

Có nên tự mua testosterone để sử dụng không?

Không. Không nên tự ý áp dụng TRT bằng hình thức mua thuốc trực tuyến. Liệu pháp thay thế testosterone là một phương pháp điều trị theo toa. Chỉ nên được cung cấp bởi bác sĩ sau khi đã tiến hành các xét nghiệm thích hợp. Nó cũng bao gồm cả việc cần được tiếp tục theo dõi phản ứng trong quá trình sử dụng.

Dùng TRT có bất hợp pháp không?

Nhiều quốc gia trên thế giới không cho phép dùng thuốc cho TRT một cách hợp pháp mà không cần kê đơn. Mặc dù vậy vẫn có nhiều người tự ý mua thuốc để áp dụng TRT.

Dùng TRT có cần chú ý ăn uống và tập luyện không?

Có. Dưới bất kỳ sự bổ sung testosterone ngoại sinh nào, vẫn cần ăn uống và tập luyện khoa học. Nên nhớ dinh dưỡng kém, mức độ căng thẳng cao và thiếu ngủ triền miên có thể làm giảm hiệu quả của TRT.

Trên đây là một số thông tin tìm hiểu liệu pháp thay thế testosterone là gì? Các loại TRT, tác dụng, nguy cơ tiềm ẩn và câu hỏi thường gặp về TRT.

Lưu ý bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tuyệt đối không thay thế được ý kiến của bác sĩ trong thăm khám và điều trị.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn Mua online Nhà thuốc