Cây bá bệnh có tác dụng gì với nam giới mà có rất nhiều viên uống thảo dược chứa bá bệnh? Có phải cây bá bệnh chữa được hàng trăm loại bệnh hay không? Cách dùng bá bệnh tốt nhất cho nam giới là gì? Cùng Mentifam tham khảo bài viết dưới đây.
Xem thêm: So sánh Mentifam với các loại thuốc và thảo dược tăng sinh lý khác
Cây bá bệnh là cây gì?
Cây bá bệnh có tên khoa học là Eurycoma longifolia, thuộc họ Thanh thất (Simaroubaceae). Trogn tiếng Anh, cây bá bệnh cũng được gọi phổ biến là Tongkat Ali, Longjack. Trong tiếng Việt được gọi là bá bịnh, bách bệnh, mật nhân, mật nhơn, hậu phác nam… Các tên gọi khác theo từng nước như Pasak Bumi (Indonesia), Tung Saw (Thái Lan),…
Bá bệnh là loài cây bụi thân mảnh, có hoa và là loài bản địa ở Malaysia, Indonesia. Ở Thái Lan, Việt Nam, Lào, Ấn Độ cũng có loài cây này. Ngày nay, bá bệnh được trồng khá phổ biến để làm dược liệu và các chế phẩm.
Cây bá bệnh có thể được sử dụng cả lá, quả, thân và rễ để làm thuốc. Trong đó rễ bác bệnh có nhiều tác dụng và được dùng phổ biến nhất.
Bá bệnh được thu hái quanh năm. Phần lá cây và quả được phơi khô còn rễ, thân cây, vỏ thân có thể được chặt nhỏ rồi phơi hoặc sấy khô.
Tác dụng của cây bá bệnh theo y học cổ truyền
Theo Đông y, bá bệnh có vị đắng, tính mát, đi vào kinh can, thận, tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, lương huyết. Bá bệnh được dùng làm thuốc bổ để cải thiện tình trạng mỏi mệt, thiếu máu.
Loại cây này cũng được dùng điều trị gân xương yếu mỏi, chân tay tê nhức. Hoặc dùng cho một số tình trạng tiêu hóa như nôn mửa, tiêu chảy, kiết lỵ. Chữa trị các vấn đề về tiêu hóa như không tiêu, đầy bụng hay trị cảm mạo, say rượu và tẩy giun, tức ngực, khó thở,…
Tác dụng của cây bá bệnh theo quan điểm hiện đại
Y học hiện đại có các nghiên cứu chỉ ra hoạt chất và tác dụng của cây bá bệnh với sức khỏe con người. Tuy nhiên đa số được nghiên cứu với mục đích cải thiện chức năng tình dục.
Thành phần hóa học của bá bệnh
Cây bá bệnh có chứa một số hoạt chất chính như hợp chất quassinoid, triterpen, các alcaloid carbolin…, Các alcaloid loại canthin. Các chất như glycosaponins, polysaccharides và eurypeptides. Trong đó một số hoạt chất có giá trị cao như:
- Quasinoids là thành phần hoạt tính sinh học chính có đặc tính androgen.
- Euricomanone – giúp tăng nồng độ testosterone.
- Beta-carbolines – có tác dụng chống oxy hóa và giúp cải thiện tâm trạng.
Các hoạt chất này có tác dụng giúp tế bào leydig ở tinh hoàn tăng cường sản xuất testosteron nội sinh. Ngoài ra những lợi ích khác cũng được nhắc đến như chống lại căng thẳng, lo âu và viêm nhiễm.
Y học hiện đại vẫn đang tiếp tục nghiên cứu và chứng minh các tác dụng của cây bá bệnh với sức khỏe.
Bá bệnh cải thiện sinh lý, sinh sản nam
Thành phần trong cây bá bệnh giúp làm ấm cơ thể nhờ làm tăng nhịp tim, đẩy nhanh tốc độ lưu thông máu, lưu thông khí huyết,. Nhờ tăng cung cấp máu đến các cơ quan vùng chậu nên giúp cải thiện chức năng cương cứng tổng thể. Tuy nhiên, vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn nữa để khẳng định chắc chắn tác dụng với sự cương cứng.
Một số hoạt chất trong cây bách bệnh có tác dụng kích thích tăng tiết testosterone nội sinh. Ví dụ như hoạt chất Eurycomanone, chất có hoạt tính tạo steroid, đã được chứng minh là có tác dụng kháng estrogen.
Điều này có thể hiểu là việc tăng sản xuất testosterone ở bá bệnh thông qua cơ chế ức chế enzyme aromatase và ngăn chặn sự chuyển đổi testosterone thành estrogen.
Ở liều cao hơn, eurycomanone có thể ức chế hoạt động của phosphodiesterase (PDE), dẫn đến sự tích tụ adenosine monophosphate (AMP) tuần hoàn và tăng sản xuất pregnenolone, tiền chất testosterone.
Hoạt chất từ cây bách bệnh cũng giúp tăng sản xuất tinh trùng bằng cách tăng sản xuất gonadotropin, hormone luteinizing và hormone kích thích nang trứng.
Tăng sức mạnh cơ bắp
Một số dữ liệu cho thấy việc sử dụng thực phẩm bổ sung bá bệnh có thể tăng cường sức mạnh cơ bắp. Điều này được cho là thông qua việc tăng nồng độ testosterone, cải thiện mức năng lượng tế bào. Bá bệnh cũng được các vận động viên và những người đam mê thể dục sử dụng.
Giảm căng thẳng, lo lắng
Chất anxiolytic trong bá bệnh được cho là có tác dụng giảm căng thẳng, lo lắng. Thêm vào đó việc sử dụng bá bệnh cũng giúp giảm lượng cortisol vốn là một trong nguyên nhân gây căng thẳng. Từ đó giúp cải thiện sức khỏe tổng thể, thư giãn tinh thần và mang lại trạng thái cảm xúc ổn định hơn.
Hỗ trợ hệ thống miễn dịch
Các thành phần trong cây bá bệnh có tác dụng chống oxy hóa và chống viêm, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh khác nhau.
Các nghiên cứu đã tìm ra hơn 60 hợp chất trong cây bá bệnh có khả năng tham gia vào quá trình chống oxy hóa. Điều này rất có ý nghĩa trong cải thiện sức khỏe tổng thể nhất là với nam giới bị suy giảm sinh lý, sinh sản do stress oxy hóa.
Cách dùng bá bệnh tốt cho nam giới
Bá bệnh có thể được dùng sắc nước, tán bột, ngâm rượu hoặc các chế phẩm chiết xuất hoạt chất của cây.
Bá bệnh chữa đầy bụng, ăn không tiêu
Vỏ thân cây bách bệnh 12g, xích phục linh 12g, trần bì 8g, đậu khấu 6g. Can khương 4g, cam thảo 4g. Sắc uống mỗi ngày một thang, uống liên tục trong 5-7 ngày.
Bài thuốc bá bệnh tăng cường sinh lực
Nguyên liệu: Bách bệnh 40g, cùng với tinh chất nhân sâm 5g, linh chi 50g. Cách làm: Đem thái nhỏ thêm 1 lít nước sắc kỹ khoảng 1 tiếng. Chia làm 4 lần uống, phần bã bỏ. Công dụng: Giảm mệt mỏi, tăng sinh lý.
Bá bệnh 1 vị bồi bổ cơ thể
Bá bệnh có thể ngâm riêng hoặc kết hợp với các thảo dược khác tùy vào mục đích chữa trị bệnh. Với loại 1 vị, chỉ cần chọn rễ bá bệnh rồi ngâm với rượu trắng là được.
Bá bệnh 10 vị bổ thận tráng dương
Nguyên liệu: Rễ bá bệnh 50g, dâm dương hoắc 30g, chuối hột chín sấy khô 30g, đỗ trọng 30g, nhục thung dung 30g. Hồng sâm 20g, đương quy 20g, hà thủ ô 20g, câu kỷ tử 20g, táo tầu 20 trái.
Cách làm: Ngâm các thảo dược với 10 – 15 lít rượu gạo trên 40 độ. Sau 15 – 30 ngày có thể dùng được.
Cách dùng: Ngày uống 2 lần, trong hoặc sau khi ăn. Công dụng: bổ thận, tráng dương, trị đau lưng, nhức mỏi, rối loạn tiêu hóa, kém ăn, mất ngủ…
Bá bệnh chuối hột ngâm rượu bồi bổ
Nguyên liệu: Rễ bá bệnh 20g, 10 quả chuối sứ khô nướng vàng. Ngâm 2 dược liệu với 1 lít rượu trắng. Sau 10-15 ngày là dùng được.
Cách dùng: Uống 3 lần/ngày, mỗi lần 1 chén nhỏ. Công dụng: Bồi bổ, kích thích tiêu hóa.
Bài thuốc từ bá bệnh chữa thận âm hư, rối loạn cương dương
Nguyên liệu: Rễ cây bá bệnh 60g, hà thủ ô: 100g, đậu đen xanh lòng 120g, dây tơ hồng 20g. Các loại rễ cỏ xước, tang chi, huyết rồng, muống biển mỗi loại 8g
Cách làm: Đem rửa sạch nguyên liệu rồi thêm khoảng 1,5 lít nước, sắc trong vòng 2 tiếng. Lọc lấy nước, uống trong ngày. Dùng một thang trong vòng ít nhất 1 tháng.
Công dụng: Cải thiện rối loạn cương dương, mộng tinh, di tinh, tăng sung mãn, dẻo dai.
Bột tán bá bệnh chữa yếu sinh lý do mệt mỏi
Nguyên liệu: Rễ bá bệnh, vỏ ở phần thân bá bệnh, rượu trắng
Cách làm: Bá bệnh tẩm rượu sao vàng đến khi thấy mùi thơm. Tán thành bột để dùng dần hoặc sắc kỹ với nước.
Cách dùng: Ngày uống khoảng 10g chia 2 lần. Nếu không có dụng cụ tán, cũng có thể sắc kỹ dùng hàng ngày. Công dụng: Giúp tăng ham muốn, cải thiện tình trạng mệt mỏi khi quan hệ.
Bá bệnh hoàn với mật ong hạn chế xuất tinh sớm
Nguyên liệu: Rễ bá bệnh 500g, mật ong 300ml, rượu trắng: 300ml
Cách làm: Rễ bá bệnh đem thái nhỏ, tẩm rượu trắng đem sao vàng cho thơm và giòn rồi tán thành bột mịn. Cho mật ong vào bột đảo nhồi thành một khối mềm rồi viên nhỏ từng viên.
Cách dùng: 6g/ngày liên tục 30 ngày để có hiệu quả tốt. Công dụng: Cải thiện lưu thông khí huyết, hạn chế xuất tinh sớm, di tinh, mộng tinh.
Câu hỏi thường gặp về cây bá bệnh (mật nhân)
Sử dụng bá bệnh có tác dụng phụ không?
Bá bệnh được coi là an toàn cho hầu hết mọi người miễn là tuân thủ liều lượng khuyến cáo.Có. Theo một số nghiên cứu,việc sử dụng liều cao trong thời gian dài các sản phẩm từ bá bệnh sẽ gây tác dụng phụ. Ví dụ như mất ngủ kéo dài, giảm hưng phấn tình dục, gia tăng thân nhiệt.
Các tác dụng phụ lên hệ thần kinh như đau đầu, tâm trạng căng thẳng, dễ nóng nảy. Tác dụng phụ khác của bá bệnh cũng có thể là đau bụng, buồn nôn, nôn ói. Hoặc bị hạ huyết áp, hạ đường huyết.
Có nên dùng bá bệnh thường xuyên không?
Không nên thường xuyên sử dụng bá bệnh hay chế phẩm từ cây bá bệnh. Ngoài ra mỗi đợt sử dụng bá bệnh bồi bổ chỉ nên từ 1- 3 tháng. Nghỉ 1 tháng rồi mới tiếp tục dùng. Bên cạnh đó, không lạm dụng bá bệnh với liều lượng vượt quá 60g/ ngày.
Ai không nên dùng cây bá bệnh?
Cây bách bệnh tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể dùng được. Những đối tượng sau cần tránh dùng:
Phụ nữ mang thai và cho con bú, trẻ em dưới 10 tuổi. Người có thể trạng yếu, đang có bệnh không dùng cây bá bệnh. Ví dụ như người bị ung thư, bệnh gan, mật, dạ dày, tim mạch, tiểu đường,… Nam giới đang gặp vấn đề ở tuyến tiền liệt cũng tránh dùng mật nhân. Ví dụ như bị viêm, phì đại tuyến tuyến tiền liệt hoặc u,…
Ngoài ra nếu đang sử dụng thuốc điều trị bệnh cũng không nên dùng bá bệnh. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để sử dụng cho an toàn.
Trên đây là thông tin tìm hiểu về cây bá bệnh có tác dụng gì với nam giới và cách dùng. Cùng với đó là những vấn đề có liên quan. Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo và không có tác dụng thay thế ý kiến của bác sĩ.
Đọc thêm: Danh sách 10+ các thảo dược tăng cường sinh lý nam phổ biến nhất