Cách ngâm rượu tắc kè tốt cho sinh lý nam

Mentifam giới thiệu các cách ngâm rượu tắc kè tốt cho sinh lý nam. Rượu tắc kè là loại rượu ngâm động vật được phổ biến trong dân gian từ xưa đến nay. Tùy theo thể trạng và nhu cầu để lựa chọn cách sử dụng phù hợp. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, người dùng cần hiểu về tác dụng, cách chế biến, cách ngâm và tác dụng phụ của rượu tắc kè.

Xem thêm: Cách đơn giản để ngâm rượu dâm dương hoắc tăng bản lĩnh phòng the

Tìm hiểu về tắc kè và rượu tắc kè

Tắc kè là gì?

Có nhiều loại tắc kè khác nhau và loại được dùng làm thuốc là tắc kè tokay (Gekko gecko). Tắc kè là một loài bò sát có tên khoa học là Gekko gekko L, thuộc họ tắc kè (Gekkonidae), bộ thằn lằn. Tắc kè tokay có nguồn gốc từ Châu Á và một số quần đảo Thái Bình Dương.

Trong tiếng Việt, tắc kè còn gọi là đại bích hổ, cáp giải, cáp giới. Tắc kè thường sống ở trong hốc đá, hốc cây, môi trường sống thường là nơi có núi rừng. Nó cũng có thể sống trong những hốc hay khe nhà cao tường.

Tắc kè là một vị thuốc dân gian, làm thuốc bổ. Tắc kè dùng làm dược liệu từ xưa là loại tắc kè bắt trong tự nhiên. Tuy nhiên do những đồn thổi ngày càng tăng về tác dụng trợ dương tăng sinh lý mà tắc kè hoang ngày càng bị săn bắt nhiều.

Đáng nói, Viện Sinh học nhiệt đới TP.HCM cũng từng thông báo “Tắc kè thuộc nhóm động vật quý hiếm trong sách đỏ Việt Nam. Mọi hoạt động liên quan đến săn bắt, mua bán là bất hợp pháp”. Ngày này. người ta cũng nuôi tắc kè để thay cho nguồn tắc kè hoang.

Rượu tắc kè là rượu gì?

Rượu tắc kè là loại rượu có ngâm với thân của con tắc kè. Rượu tắc kè là một trong số các loại rượu ngâm động vật được quý ông nhắc đến nhiều. Đặc biệt là sự đồn thổi về khả năng tăng sinh lý khi sử dụng rượu này.

tắc kè khô

Rượu tắc kè được ngâm theo một tỉ lệ và thời gian ngâm nhất định. Có thể ngâm tắc kè độc vị, tức là mỗi một vị dược liệu là tắc kè. Tùy bệnh tật, có thể ngâm chung với một số vị thuốc bổ phế hoặc bổ thận.

Ngâm tắc kè với các loại thảo dược tốt cho nam giới khác. Ví dụ như đinh lăng, thục địa, nhân sâm, nhục thung dung, đỗ trọng, xuyên khung, đương quy, ngưu tất, trần bì,… Có nhiều công thức khác nhau, có công thức lên đến 30 vị. Xem thêm: Danh sách các thảo dược tốt cho sinh lý nam

Hoặc ngâm rượu tắc kè với thân của các động vật khác (hải mã, bìm bịp, rắn,…). Tuy nhiên cách phối hợp cần được tư vấn bởi bác sĩ/dược sĩ Đông y để đảm bảo an toàn.

 

Rượu tắc kè là gì?

 

Công dụng của thịt tắc kè

Có cả tài liệu về y học cổ truyền và khoa học hiện đại nói về công dụng và thành phần dưỡng chất của tắc kè. Do vậy để tìm hiểu về tác dụng của rượu tắc kè, nên tìm hiểu về tác dụng của thịt tắc kè.

Theo Đông y, tắc kè có công dụng gì?

Theo Đông y, tắc kè được xếp vào loại thuốc bổ dương, vị mặn, tính ấm, có ít độc, quy vào các kinh phế và thận. Tắc kè có công năng bổ thận, tráng dương, ích tinh tủy, bình suyễn, chỉ khái.

Tắc kè được dùng trong các trường hợp ù tai do thận khí kém, suy nhược thần kinh, liệt dương, di tinh, tiết tinh sớm, tiểu đêm nhiều lần… Liều dùng 2-8g. Có tài liệu ghi liều dùng 3 – 5g bột.

Trong Đông y tắc kè được dùng theo nhiều cách như tán thành bột mịn, nấu thành món ăn bài thuốc, ngâm rượu thuốc,…

Ngoài dùng cho nam giới bổ sinh lý, tắc kè cũng được dùng cho nữ giới kinh nguyệt không đều. Tắc kè cũng dùng cho các trường hợp suy nhược thần kinh, tinh thần mệt mỏi, trí óc căng thẳng, suy nhược cơ thể ở cả nam và nữ.

Theo y học hiện đại tắc kè có tác dụng gì?

Rất ít công trình khoa học hiện đại nghiên cứu về tắc kè như là dược liệu quý. Thành phần hóa học trong tắc kè có chứa chất béo, các acid amin tối cần thiết cho cơ thể, một số nguyên tố vi lượng. Trong tài liệu năm 1962 của nhiều nhà nghiên cứu trong đó có Đỗ Tất Lợi, toàn thân tắc kè có một số axit amin. Nổi bật như:

  • Axit glutamic trong thịt tắc kè có khả năng hỗ trợ hoạt động trao đổi chất và chức năng thần kinh.
  • Alanin trong thịt tắc kè giúp giảm cảm giác mệt mỏi, tăng cường sức mạnh và sự bền bỉ của cơ bắp.
  • Glyxin (Glycine) được cơ thể sử dụng để tạo ra protein và tạo ra các chất quan trọng khác, chẳng hạn như hormone và enzyme).
  • Axit axpartic (Aspartic Acid) tham gia vào quá trình điều chỉnh hormone cũng như tạo ra protein trong cơ thể hỗ trợ một loạt các chức năng khác).
  • Axit acginin (Arginin) có công dụng điều trị viêm gan, lưu thông máu, giảm cholesterol, cải thiện chức năng sinh lý nam giới…). Xem thêm: Danh sách thực phẩm giàu L-Arginine tốt cho sinh lý nam
  • Ngoài ra còn có lysin, serin, leuxin, isoleuxin, phenylalanin, valin, prolin, histidin, treonin và xystein.

Đáng nói, có ý kiến cho rằng tỷ lệ hoạt chất ở đuôi tắc kè cao hơn ở thân. Do vậy người ta cho rằng khi chế biến phải giữ lại phần đuôi tắc kè thì mới tốt.

Cách dùng rượu tắc kè tốt cho nam giới

Theo kinh nghiệm dân gian, rượu tắc kè được ngâm theo nhiều cách khác nhau. Thường không có công thức cố định. Sự gia giảm lượng rượu, nồng độ rượu, tỉ lệ rượu/tắc kè cũng không giống nhau. Thời gian ngâm rượu tắc kè cũng khác biệt. Phần dưới đây chỉ mang tính tham khảo.

Ngâm tắc kè độc vị chữa đau lưng do thận yếu

Nguyên liệu: Tắc kè khô 1 đôi hoặc vài đôi, 1 lít rượu trắng 40 độ. Có thể thêm vỏ quýt hoặc vỏ cam khô cùng ngâm cho thơm.

Cách làm: Bỏ tất cả nguyên liệu vào ngâm trong khoảng 1 tháng. Lọc lấy rượu bỏ bã.

Cách dùng: Ngày uống 1 ly nhỏ (15 – 30ml). Pha với mật ong cho ngọt. Uống vào buổi tối hoặc sáng sớm.
Công dụng: Giảm mệt nhọc, đau xương, đau người, đau ngang thắt lưng do thận yếu.

Rượu tắc kè kỷ tử cho màu rượu đẹp

Nguyên liệu: 2 cặp tắc kè, kỷ tử 50g, 1 lít rượu trắng 40 độ.

Cách làm: Cho các nguyên liệu vào bình và  đổ rượu vào đậy kín ngâm trong 1-3 tháng.

Cách dùng: Mỗi lần từ 15-20ml trong các bữa ăn hàng ngày.
Công dụng: Rượu tắc kè có tác dụng bổ thận và bổ phổi. Kết hợp kỷ tử bổ gan thận, dưỡng âm. Màu rượu rất đẹp mắt.

Rượu tắc kè cá ngựa kỷ tử giảm xuất tinh sớm

Nguyên liệu: Tắc kè 2-3 cặp, nhân sâm 100g, cá ngựa 2-3 cặp, kỷ tử 50-100g, rượu trắng trên 40 độ từ 3-4 lít

Cách làm: Cho nguyên liệu vào bình thủy tinh, đổ rượu vào và đậy kín từ 2-3 tháng.
Cách dùng: Ngày dùng 1-3 lần, mỗi lần 15-20ml.

Công dụng: Bổ phế khí, ích tinh huyết, bổ thận tráng dương. Tốt cho người suy nhược cơ thể, huyết áp thấp; người bị liệt dương, di tinh, xuất tinh sớm,…

Cách ngâm tắc kè với thảo dược giúp bổ phổi, bổ thận tráng dương

Nguyên liệu: 2 lít rượu nếp 40 độ, tắc kè (1 đực, 1 cái) 50g đã sấy khô, đảng sâm 80g, trần bì 10g, tiểu hồi 10g, huyết giác 10g, đường cát 40g.

Cách làm: Cho các nguyên liệu vào bình thủy tinh cùng rượu, đậy kín. Chôn dưới đât khoảng 100 ngày. Đào lên, lọc bỏ bã, lấy rượu nước cho vào chai thủy tinh đậy kín nút. Dùng dần.

Cách dùng: Mỗi lần uống 1 ly nhỏ (15-20ml). Ngày 3 lần trước bữa ăn.
Công dụng: Bổ phế, bình suyễn, bổ thận tráng dương.
Chủ trị: Thận dương suy kém, đau lưng mỏi gối, tiểu đêm, hen suyễn (thể hư hàn).

Rượu tắc kè nhân sâm (cáp giới nhân sâm)

Chuẩn bị: 1 đôi tắc kè 1 đôi, 60g nhân sâm, 0.5 lít rượu 45 độ. Ngâm trong 30 ngày, khuấy lắc vài lần mỗi ngày. Ngày uống 1 – 2 lần. Mỗi lần 10 – 15ml. Dùng trong bữa cơm. Công dụng trợ dương, ích khí, hành ứ, thông mạch, bồi bổ cơ thể.

Các cách dùng khác của tắc kè

Nếu không uống được rượu tắc kè thì dùng tắc kè theo cách nào? Bạn có thể dùng tắc kè phối với dược liệu thành món ăn bài thuốc. Cách làm như sau:

Thịt tắc kè nấu cháo

Tắc kè sống còn đủ đuôi 2 con, gạo tẻ 100g. Làm sạch tắc kè, dùng rượu rửa lại, bỏ đầu, chặt nhỏ, thêm rượu, dầu ăn, muối, hành sống, bột tiêu trộn đều ướp trong 20 phút. Cho thịt tắc kè vào nồi cháo đã nấu chín trên bếp. Đun sôi lại 10 phút là dùng được.

Tác dụng bổ thận định suyễn, ích tinh tráng dương. Dùng cho nam giới thiểu năng tình dục, di tinh, liệt dương, hen suyễn.

Thịt nạc hầm tắc kè

Theo đó dùng 1 con tắc kè đã làm sạch, 50g thịt lợn nạc thái mỏng, thêm mắm muối gia vị hầm chín nhừ. Dùng bồi bổ cơ thể, cải thiện suy nhược. Có thể thêm nấm, củ hành để tăng hương vị.

Tắc kè xé phay

Tắc kè đã làm thịt chín, đem xé sợi nhỏ trộn với bắp chuối, rau răm và gia vị. Ăn như thực phẩm có vị ngon hấp dẫn.

Tắc kè nướng

Tắc kè đã làm thịt đem nướng chín vàng. Chú ý giữ lại phần đuôi không bị cháy khét. Chỉ nướng đến khi thịt mùi thơm. Trước khi ăn, dùng cạo sạch lớp vảy, dùng tay gỡ từng thớ thịt chấm với muối tiêu chanh hoặc xì dầu.

Tắc kè tán bột

Dùng trị suy nhược cơ thể, sinh lý yếu, liệt dương, di tinh, tiểu tiện nhiều lần, thận dương hư. Theo đó dùng tắc kè 1 đôi, 60g nhân sâm, 60g ngũ vị tử 60g, bạch truật 60g, hồ đào nhục 80g hoặc ba kích 60g, phục linh 40g. Đem tất cả tán bột. Uống ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 15g.

Câu hỏi thường gặp về tắc kè và rượu tắc kè

Rượu tắc kè ngâm bao lâu thì uống được?

Từ 1-3 tháng. Tùy thuộc vào nồng độ rượu và lượng, loại dược liệu ngâm cùng tắc kè. Tuy nhiên cũng có bài thuốc cho rằng chỉ ngâm khoảng 7 ngày. Do vậy tốt nhất vẫn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ/chuyên gia.

Tại sao ngâm rượu tắc kè phải dùng 1 đôi (1 đực 1 cái)

Sử dụng tắc kè ngâm rượu phải gồm 1 cặp (một đực một cái). Điều này cũng giống như khi chọn hải mã để ngâm rượu. Lý do được cho là đủ đôi – cả âm cả dương thì thuốc mới công hiệu.

tắc kè khô 1 đôi

Tuy nhiên trên thực tế rất khó phân biệt con đực và con cái. Nhiều người vẫn bất đắc dĩ dùng 2 con cùng loại.

Phân biệt tắc kè đực và cái như thế nào?

Theo kinh nghiệm của người buôn bán dược liệu: Tắc kè đực có da sần sùi hơn, miệng rộng, đuôi nhỏ và dài hơn. Tắc kè cái da nhẵn hơn, miệng bé, đuôi lớn nhưng ngắn hơn.

Theo các chuyên gia, có thể quan sát phần đuôi sát với hậu môn của tắc kè. Theo đó: Con đực có phần đuôi sát với hậu môn phình to ra và có những chấm hình chữ V. Con cái thì có phần đuôi gần hậu môn xẹp lại và không có chấm hình chữ V.

Tại sao không nên ngâm nguyên con tắc kè?

Tắc kè có độc tính nhất định ở phần mắt và bàn chân. Do đó khi chế biến phải chặt bỏ đầu (từ mắt trở lên) và 4 bàn chân. Không bỏ đuôi vì đuôi được cho là có nhiều chất tốt.

Mắt tắc kè có độc không có độc không?

Tắc kè không có nọc độc nhưng ở phần mắt và bàn chân của tắc kè có chứa độc nhẹ. Do đó, trước khi dùng, lúc sơ chế cần loại bỏ 2 phần này.

Ai không nên dùng rượu tắc kè?

Cũng như dùng rượu thuốc nói chung, các đối tượng dưới đây tránh dùng rượu tắc kè:

  • Người bị các chứng bệnh tăng huyết áp
  • Người mắc các bệnh về tim mạch
  • Người bị viêm loét dạ dày, viêm gan
  • Người mắc các chứng đau nhức chưa xác định rõ nguyên nhân.
  • Người hen suyễn do phong hàn ngoại tà (cảm lạnh từ ngoài vào sinh ho) và chứng thực nhiệt không được dùng.

Uống rượu tắc kè liên tục có tốt không?

Rượu ngâm thịt động vật bao gồm từ tắc kè, cá ngựa, rượu bìm bịp hay các rượu ngâm thảo dược đều không nên dùng liên tục. Càng không nên dùng nhiều mỗi lần cho dù là người có thể uống được rượu. Nên dùng theo liệu trình như một loại rượu thuốc.

Lưu ý khi ngâm rượu tắc kè

Cần chọn nguyên liệu, dược liệu chất lượng từ cơ sở uy tín. Cần được chế biến kỹ, hợp vệ sinh, loại bỏ các bộ phận như nội tạng, lông.

Điều này vừa giúp đảm bảo an toàn vệ sinh và giúp rượu ngâm có mùi thơm dễ chịu, không bị tanh hoặc mùi khó chịu.

Trên đây là một số thông tin về cách ngâm rượu tắc kè tốt cho sinh lý nam. Thông tin chỉ mang tính tham khảo và không thay thế được ý kiến của bác sĩ.

Xem thêm: Toplist thuốc bổ thận tráng dương được phổ biến nhất hiện nay

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn Mua online Nhà thuốc