Bệnh viêm tuyến tiền liệt – Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị

Bệnh viêm tuyến tiền liệt là một trong các bệnh nam khoa thường gặp kèm theo cảm giác đau, khó chịu ở vùng xương chậu và các vấn đề về tiểu tiện. Bệnh lý làm giảm chất lượng đời sống tình dục và có thể gây vô sinh. Đáng nói bệnh thường không có triệu chứng rõ rệt ở giai đoạn đầu do vậy nam giới trên 35 tuổi nên thường xuyên đến gặp bác sĩ tiết niệu để phòng ngừa.

Đọc thêm: Tìm hiểu về giãn tĩnh mạch thừng tinh và nguy hiểm với nam giới như thế nào?

NỘI DUNG

Viêm tuyến tiền liệt là gì?

Tuyến tiền liệt là một cơ quan tuyến-cơ nhỏ nằm trong khung chậu nhỏ dưới bàng quang, bao phủ phần đầu của niệu đạo. Nó tạo ra một chất tiết trộn với tinh dịch và do đó đảm bảo hoạt động của tinh trùng và khả năng chống lại những ảnh hưởng bất lợi của chúng.

Viêm tuyến tiền liệt là gì?

Bệnh viêm tuyến tiền liệt là tình trạng viêm ở tuyến tiền liệt kèm theo đau, khó chịu ở vùng xương chậu và các rối loạn về tiểu tiện. Bệnh lý làm giảm chất lượng đời sống tình dục và có thể gây vô sinh.

Phân loại viêm tuyến tiền liệt

Viêm tuyến tiền liệt có thể do hoặc không do nhiễm vi khuẩn và được chia ra làm các loại:

  • Viêm tuyến tiền liệt cấp tính do nhiễm khuẩn.
  • Viêm tuyến tiền liệt mãn tính có nhiễm khuẩn.
  • Viêm tuyến tiền liệt mãn tính không nhiễm khuẩn hoặc có khi là hội chứng đau vùng chậu mạn.
  • Viêm tuyến tiền liệt không triệu chứng.

Viêm tiền liệt tuyến có phổ biến không?

Viêm tuyến tiền liệt có thể gặp ở nam giới mọi lứa tuổi. 30% nam giới sau 30 tuổi, 40% ở tuổi 40 tuổi và 50% nam giới trên 50 tuổi. Đáng nói tỷ lệ thực tế của viêm tuyến tiền liệt cao hơn nhiều. Lý do vì nó thường xảy ra ở dạng tiềm ẩn tức là dấu hiệu không rõ ràng. Và không phải bệnh nhân nào cũng đi khám bác sĩ kịp thời để được phát hiện.

Viêm tuyến tiền liệt nằm trong danh sách bác bệnh về tuyến tiền liệt và là bệnh lý nam khoa thường gặp. Cùng với viêm tiền liệt tuyến còn có phì đại tiền liệt tuyến và ung thư.

Hậu quả của viêm tuyến tiền liệt

Khi bị viêm tuyến tiền liệt ở nam giới, có khá nhiều hậu quả xảy ra bao gồm cả biến chứng.

  • Khả năng đi tiểu bị suy giảm với nhiều tình trạng khó chịu kèm theo
  • Ham muốn tình dục giảm: dẫn đến rối loạn cương dương và vô số vấn đề trong đời sống tình dục và tâm lý.
  • Nguy cơ vô sinh ở nam: Việc không điều trị kịp thời trong 40% trường hợp dẫn đến vô sinh cho chất lượng tinh trùng.  Lý do vì tuyến tiền liệt ngừng sản xuất đầy đủ các chất tiết chất lượng cao để đảm bảo khả năng di chuyển của tinh trùng.

Triệu chứng của viêm tiền liệt tuyến

Triệu chứng của viêm tiền liệt tuyến là nhóm các rối loạn khác nhau. Biểu hiện bởi sự kết hợp của các triệu chứng kích thích hoặc triệu chứng tắc nghẽn và đau vùng đáy chậu. Viêm tuyến tiền liệt có thể phân loại theo thời gian là viêm cấp tính và viêm mạn tính.

Triệu chứng xảy ra do viêm tuyến tiền liệt cấp tính

  • Nước tiểu có mùi hôi. Giảm dòng nước tiểu. Đau rát khi đi tiểu.
  • Ớn lạnh. Sốt.
  • Xuất hiện máu trong nước tiểu. Tăng tần suất đi tiểu.
  • Đau vùng xương chậu. Đau ở bộ phận sinh dục, trực tràng hoặc tinh hoàn.
  • Rối loạn chức năng khi giao hợp. Đau khi xuất tinh hoặc rối loạn về sự co cứng dương vật.
  • Xuất hiện máu trong tinh dịch. Khó khăn khi bắt đầu tiểu tiện.

Triệu chứng xảy ra do viêm tuyến tiền liệt mạn tính

Viêm tuyến tiền liệt cấp tính không được điều trị khỏi sẽ trở thành mạn tính. Các triệu chứng giống như ở viêm tiền liệt tuyến cấp tính nhưng kéo dài từ 3 tháng trở lên. Các triệu chứng nặng hơn và kéo dài hàng tháng thậm chí nhiều năm.

  • Cảm giác rất khó chịu ở vùng bụng dưới hoặc khó chịu ở tinh hoàn.
  • Đau tinh hoàn, đau vùng dưới thắt lưng hoặc đi tiểu nhiều lần liên tiếp.
  • Nước tiểu có màu đục có thể kèm theo cả máu.

Nguyên nhân viêm tuyến tiền liệt

Viêm tuyến tiền liệt có thể là do vi khuẩn hoặc không do vi khuẩn. Tuy nhiên việc phân biệt các nguyên nhân vi khuẩn và không vi khuẩn có thể rất khó khăn, đặc biệt là ở viêm mạn tính.

Viêm tiền liệt tuyến do vi khuẩn

Viêm do vi khuẩn có thể cả ở dạng cấp và mạn tính. Thường do các tác nhân là vi khuẩn gây bệnh đường niệu. Ví dụ như vi khuẩn Klebsiella, Proteus, Escherichia coli và có thể bởi Chlamydia.

Hiện chưa rõ cách những mầm bệnh này xâm nhập và gây viêm. Nhiễm trùng mạn tính có thể được gây ra do các vi khuẩn được phân lập mà kháng sinh không diệt được tận gốc.

Viêm tuyến tiền liệt không do vi khuẩn

Có thể là tình trạng có phản ứng viêm hoặc không có phản ứng viêm. Cơ chế này chưa được biết rõ, nhưng có thể bao gồm sự thư giãn không hoàn toàn của cơ thắt niệu đạo và rối loạn phối hợp vận động của các nhóm cơ khi đi tiểu. Áp lực đường tiểu tăng lên có thể gây ra trào ngược vào tuyến tiền liệt (kích hoạt phản ứng viêm) hoặc tăng hoạt động của hệ thần kinh tự chủ vùng chậu dẫn đến đau mạn tính không do viêm.

Nhiễm trùng đường tiết niệu gây viêm tiền liệt tuyến

Tuyến tiền liệt nối trực tiếp với đường tiết niệu thông qua niệu đạo. Do đó, nhiễm trùng tiểu ở niệu đạo hoặc bàng quang có thể di chuyển đến tuyến tiền liệt và gây viêm tuyến tiền liệt do vi khuẩn cấp tính hoặc mãn tính.

Sỏi tuyến tiền liệt gây viêm

Những sỏi này có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh viêm tuyến tiền liệt mãn tính do vi khuẩn vì sỏi có thể chứa vi khuẩn dẫn đến nhiễm trùng.

Viêm do chấn thương hoặc hệ thống miễn dịch mất cân bằng

Điều này được cho là góp phần vào sự phát triển của bệnh viêm tuyến tiền liệt mãn tính không do vi khuẩn, mặc dù điều này chưa được chứng minh.

Viêm tiền liệt tuyến do căng thẳng tâm lý

Yếu tố tâm lý có liên quan đến viêm tuyến tiền liệt mãn tính không do vi khuẩn. Một mặt stress có thể góp phần phát triển tình trạng mãn tính, mặt khác nó làm tăng cơn đau do viêm. Theo nghiên cứu, tỉ lệ mắc viêm tuyến tiền liệt cao hơn 1,2 – 1,5 lần ở người có cuộc sống căng thẳng.

Viêm tuyến tiền liệt không do vi khuẩn mạn tính do căng thẳng tâm lý không đe dọa đến tính mạng. Tuy nhiên nó làm giảm chất lượng cuộc sống và dẫn đến trầm cảm hơn.

Các yếu tố nguy cơ viêm tuyến tiền liệt

Các đối tượng dưới đây có nguy cơ đối mặt với viêm tiền liệt tuyến cao hơn:

  • Tất cả nam giới đặc biệt là người trên 50 tuổi và có bệnh lý về đường tiết niệu.
  • Nam giới mắc các bệnh lý đường tiết niệu. Ví dụ như nhiễm trùng tiểu, viêm tuyến tiền liệt cấp tính, phì đại tiền liệt tuyến, hẹp niệu đạo, hẹp bao quy đầu,…
  • Nam giới có các bệnh lý suy giảm hệ miễn dịch như tiểu đường, HIV/AIDS,…

Các biện pháp chẩn đoán viêm tiền liệt tuyến

Bác sĩ sẽ chẩn đoán viêm tuyến tiền liệt dựa vào triệu chứng và thăm khám lâm sàng. Cùng với đó có thể tiến hành một số xét nghiệm máu và nước tiểu cần thiết.

Trong quá trình khám, bác sĩ thực hiện khám trực tràng. Thủ tục không mất nhiều thời gian và không gây đau đớn. Theo đó người bệnh nằm nghiêng, bác sĩ đưa ngón trỏ vào trực tràng. Vị trí gần của tuyến tiền liệt và ruột cho phép chúng ta đánh giá tình trạng của nó. Tuyến phì đại và đau khi ấn vào là dấu hiệu của viêm tuyến tiền liệt.

Để xác nhận chẩn đoán, các xét nghiệm máu và nước tiểu được thực hiện bao gồm cả sự hiện diện của nhiễm trùng do vi khuẩn. Còn có cả siêu âm các cơ quan vùng chậu; kiểm tra dịch tiết tuyến tiền liệt, phân tích nồng độ hormone.

Điều trị viêm tiền liệt tuyến như thế nào?

Có 2 cách để điều trị viêm tuyến tiền liệt là điều trị bảo tồn hoặc phẫu thuật. Dạng mãn tính của bệnh khó điều trị hơn dạng cấp tính. Điều trị bằng kháng sinh nếu nguyên nhân là do vi khuẩn. Các nguyên nhân không do vi khuẩn được điều trị bằng ngâm trong nước ấm, thuốc giãn cơ, thuốc chống viêm hoặc thuốc chống lo âu.

Nếu bệnh lý có nguồn gốc vi khuẩn thì dựa trên kết quả khám, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh điều trị viêm tuyến tiền liệt. Quá trình dùng thuốc có thể rất dài (từ 6 đến 12 tuần). Trong quá trình điều trị, điều quan trọng là phải tuân thủ liều lượng do bác sĩ chỉ định.

Để bình thường hóa lưu thông máu và cải thiện dòng chảy của dịch tiết tuyến tiền liệt, thuốc chống viêm và giãn mạch được sử dụng. Nếu bệnh nhân không có ổ mủ, hình thành hoặc sỏi ở cơ quan bị ảnh hưởng thì xoa bóp tuyến tiền liệt qua trực tràng và (hoặc) vật lý trị liệu để cải thiện lưu thông máu ở vùng xương chậu được thực hiện.

Thuốc điều trị viêm tuyến tiền liệt

Thuốc kháng sinh: Doxycyclin, trimethoprim,… được sử dụng trong viêm tuyến tiền liệt mãn tính do vi khuẩn. Việc sử dụng kháng sinh phụ thuộc vào loại vi khuẩn và phổ kháng khuẩn. Hầu hết bệnh nhân điều trị bằng thuốc dùng đường uống, tuy nhiên có thể dùng đường tiêm để ức chế vi khuẩn nhanh chóng.

Các loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất là nhóm fluoroquinolones (Tavanic, Ofloxacin) và macrolide (Vilprafen).

Thuốc chống viêm: Ví dụ như Diclofenac, Ketotifen, Indomethacin.

Thuốc chẹn adrenergic alpha-1. Chúng được đưa vào phác đồ điều trị để tăng hiệu quả của các loại thuốc cơ bản và giảm mức độ nghiêm trọng của các dấu hiệu bệnh lý.

Thuốc dựa trên chiết xuất. Chúng giúp giảm sưng tấy, loại bỏ tình trạng ứ đọng bài tiết và cải thiện chức năng bài tiết của tế bào biểu mô. Những loại thuốc này nổi tiếng với tác dụng chống viêm và cũng ngăn ngừa sự xuất hiện của huyết khối tĩnh mạch ở tuyến tiền liệt.

Lưu ý khi điều trị viêm tuyến tiền liệt

Khi điều trị viêm tuyến tiền liệt, bệnh nhân cần từ bỏ đồ uống có cồn và đồ ăn cay. Nếu có vấn đề giấc ngủ và tăng hưng phấn thần kinh, bác sĩ có thể kê đơn thuốc an thần.

Nếu có các ổ mủ ở tuyến tiền liệt thì phẫu thuật sẽ được thực hiện để loại bỏ dịch tiết có mủ. Can thiệp phẫu thuật cũng được chỉ định trong trường hợp điều trị bảo tồn không có tác dụng hoặc xuất hiện u tuyến tiền liệt. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể chỉ định cắt bỏ tuyến tiền liệt.

Cách phòng ngừa viêm tuyến tiền liệt

Để giảm nguy cơ phát triển bệnh, điều đầu tiên là cần loại bỏ các yếu tố nguy cơ. Bao gồm như việc tránh hạ thân nhiệt, tập thể dục đầy đủ. Đối với táo bón, cần sử dụng thuốc nhuận tràng.

Có chế độ dinh dưỡng hợp lý

Uống nhiều nước (2-4 lít/ngày). Không nhịn tiểu khi mót tiểu. Không ăn thức ăn cay, nóng. Hạn chế rượu, bia, thuốc lá và chất kích thích. Ăn nhiều rau xanh và trái cây. Nên bổ sung các chất tốt cho sinh lý nam như kẽm, selen, vitamin C, E,… Bổ sung các chất chống oxy hóa và chống viêm.

Sinh hoạt tình dục lành mạnh

Cân đối tần suất và thời gian quan hệ tình dục. Lý do vì khi tần suất sinh hoạt tình dục nhiều nhưng chỉ diễn ra trong thời gian ngắn gây rối loạn xuất tinh khiến cho tuyến tiền liệt bị xung huyết và phình ra.

Tuyệt đối tránh quan hệ tình dục không an toàn, quan hệ với nhiều bạn tình, quan hệ đồng giới. Bởi lẽ đây đều là yếu tố làm tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh xã hội và viêm tuyến tiền liệt.

Có nghĩa là tránh hoạt động tình dục quá mức hoặc kiêng khem hoàn toàn. Đồng thời phòng tránh các yếu tố có thể dẫn đến bệnh lây truyền qua đường tình dục. Vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục hàng ngày, đặc biệt trước và sau quan hệ tình dục.

Cần thăm khám sức khỏe nam khoa định kỳ. Nếu có bất thường ở bộ phận sinh dục nam không nên tự dùng thuốc mà cần phải nhanh chóng gặp bác sĩ.

Giảm áp lực lên tiền liệt tuyến

Không ngồi lâu, nên ngồi trên đệm lót để giảm áp lực lên tuyến tiền liệt. Thực hiện các biện pháp bảo hộ khi đạp xe thời gian dài. Tốt hơn là nên hạn chế ngồi xe đạp. Lý do vì ngồi xe đạp nhiều tạo ra áp lực lên tuyến tiền liệt, khiến quá trình lưu thông máu bị gián đoạn. Điều này làm cho phần trên tuyến tiền liệt phải chịu kích thích.

Đi lại vận động nhiều hơn.

Câu hỏi thường gặp về viêm tuyến tiền liệt

Làm thế nào để biết bị viêm tuyến tiền liệt?

Triệu chứng viêm tuyến tiền liệt phổ biến như đau, rát khi đi tiểu, khó tiểu, tiểu són. Hoặc đi tiểu thường xuyên, nước tiểu đục, tiểu máu.Cũng có thể bị đau bụng, đau vùng háng, vùng trên xương mu. Hoặc có các triệu chứng chung của tình trạng khó chịu (sốt, suy nhược).

Viêm tuyến tiền liệt có nguy hiểm không?

Viêm tiền liệt tuyến cấp tính không nguy hiểm và có thể chữa khỏi. Tuy nhiên nếu viêm tiền liệt tuyến cấp tính nếu không điều trị đúng cách kịp thời, có thể trở thành mãn tính. Bệnh cũng có thể xảy ra các biến chứng. Chẳng hạn như tắc nghẽn bàng quang kèm theo bí tiểu, cần phải phẫu thuật.

Các biến chứng khác của viêm tuyến tiền liệt có thể gặp như vô sinh, viêm bàng quang tái phát, viêm bể thận. Hoặc có sự xuất hiện của các ổ mủ ở tuyến tiền liệt, cần phải phẫu thuật. Hoặc có thể xảy ra nhiễm trùng huyết ở người có miễn dịch yếu.

Viêm tuyến tiền liệt có gây ung thư tuyến tiền liệt không?

Viêm tuyến tiền liệt không làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt nhưng có các biến chứng nguy hiểm. Ngoài ra bệnh còn là nguyên nhân gây tăng nồng độ chất chỉ điểm ung thư tiền liệt tuyến PSA trong máu. Điều này khiến cho việc chẩn đoán xác định ung thư tiền liệt tuyến dễ bị

Điều trị viêm tuyến tiền liệt bao lâu?

Nếu có các triệu chứng nghiêm trọng, có thể được nhập viện để tiêm thuốc. Sau khi tình trạng đã được cải thiện, sẽ tiếp tục với kháng sinh uống. Quá trình tổng điều trị thường là 2-4 tuần hoặc lâu hơn. Điều trị viêm tuyến tiền liệt có thể khá lâu, đặc biệt là ở giai đoạn phát triển sau này.

Viêm tuyến tiền liệt có lây không?

Viêm tuyến tiền liệt thường do vi khuẩn gây ra. Viêm lây lan từ trực tràng hoặc từ nước tiểu bị nhiễm trùng. Một người không thể bị viêm tuyến tiền liệt từ người khác. Đây không phải là bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI).

Viêm tuyến tiền liệt có tự khỏi được không?

Tùy theo nguyên nhân gây viêm. Nếu viêm tiền liệt tuyến do nhiễm trùng bởi vi khuẩn thì sẽ không tự khỏi. Cần dùng thuốc kháng sinh để thoát khỏi nhiễm trùng. Tuy nhiên, nếu bị viêm tuyến tiền liệt không do vi khuẩn, tình trạng viêm và đau có thể giảm bớt mà không cần dùng thuốc.

Xuất tinh có thể giúp chữa viêm tuyến tiền liệt?

Xuất tinh không thể làm giảm tình trạng viêm do nhiễm khuẩn tuyến tiền liệt. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy xuất tinh có thể làm giảm các triệu chứng viêm tuyến tiền liệt mãn tính không do vi khuẩn.

Cách nhanh nhất để thoát khỏi viêm tuyến tiền liệt là gì?

Viêm tuyến tiền liệt được điều trị bằng kháng sinh. Bạn thường sẽ cảm thấy tốt hơn trong vòng 2 tuần sau khi bắt đầu điều trị, nhưng có thể mất vài tuần để tất cả các triệu chứng của bạn thuyên giảm.

Bệnh gì có thể nhầm lẫn với viêm tuyến tiền liệt?

Viêm bàng quang có thể xảy ra đồng thời với viêm tiền liệt tuyến. Trong trường hợp này viêm bàng quang là một biến chứng. Điều này là do tuyến tiền liệt bị viêm sưng lên và gây áp lực lên đường tiết niệu, làm cản trở dòng chảy của nước tiểu. Từ đó tạo điều kiện thích hợp cho sự lây nhiễm phát triển.

Có thể quan hệ tình dục khi bị viêm tuyến tiền liệt?

Với bệnh viêm tuyến tiền liệt, việc sinh hoạt tình dục đều đặn và vừa phải là rất quan trọng. Tuy nhiên nếu bệnh trở nên nặng hơn thì tạm thời kiêng quan hệ tình dục cho đến khi có sự cho phép của bác sĩ tiết niệu.

Bị viêm tiền liệt tuyến khi nào nên đi khám?

Ngay khi thấy có triệu chứng viêm tuyến tiền liệt cần chủ động thăm khám. Thậm chí còn cần khám nam khoa định kỳ. Vì hầu hết trường hợp mắc bệnh do tình cờ phát hiện từ quá trình khám sức khỏe. Tuyệt đối không để các triệu chứng ở mức không chịu đựng được mới đi khám thì lúc này bệnh đã nặng và có thể gây biến chứng.

Trên đây là thông tin tìm hiểu về bệnh viêm tuyến tiền liệt là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp điều trị viêm tiền liệt tuyến. Cùng với đó là các câu hỏi thường gặp về tiền liệt tuyến.

Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính tham khảo và không thay thế ý kiến của bác sĩ.

Đọc thêm: Tìm hiểu về các chất tốt nhất cho sinh lý và sinh sản nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn Mua online Nhà thuốc