Stress oxy hóa gây vô sinh nam và giải pháp được đưa ra là gì? Đây là vấn đề rất nhiều nam giới quan tâm bởi hiện nay ảnh hưởng của lối sống tới sức khỏe sinh sản là rất lớn.
Đọc thêm: Có phải thiếu kẽm là một trong những nguyên nhân gây vô sinh ở nam? Tác dụng của kẽm là gì?
Stress oxy hóa là gì?
Stress oxy hóa là sự mất cân bằng giữa các gốc tự do và chất chống oxy hóa, dẫn đến tổn thương tế bào. Stress oxy hóa còn được gọi là căng thẳng oxy hóa, kích ứng oxy hóa, trong tiếng Anh là Oxidative stress.
Gốc tự do và chất chống oxy hóa là gì?
Các gốc tự do – các hợp chất hóa học (chất trung gian trao đổi chất) được hình thành khi một người thở, chơi thể thao, ăn uống,… Các gốc tự do kích thích các quá trình sinh hóa khác nhau ví dụ như vòng đời tế bào, tham gia vào hệ thống miễn dịch. Cho nên ở một mức độ nhất định gốc tự do cần thiết cho cơ thể.
Các chất chống oxy hóa là hợp chất hóa học giúp kiểm soát các gốc tự do, để giữ cho chúng ở trạng thái cân bằng. Nhờ vậy cơ thể con người sẽ khỏe mạnh và có khả năng phục hồi nhanh chóng.
Stress oxy hóa xảy ra khi nào?
Sự mất cân bằng xảy ra khi chất chống oxy hóa giảm hoặc/và gốc tự do tăng lên quá mức. Lúc này, gốc tự do dễ dàng phản ứng với các phân tử khác và gây ra phản ứng hóa học chuỗi lớn, còn gọi là quá trình oxy hóa. Stress oxy hóa làm hỏng các phần khác nhau của tế bào, bao gồm lipid (chất béo) và protein. Tức là dẫn đến tổn thương tế bào, các mô của cơ thể.
Đáng nói, ban đầu stress oxy hóa không gây ra những thay đổi rõ ràng. Tuy nhiên đến khi có thể bắt đầu cảm nhận được tác động của nó thì sự gây hại đã ở mức đáng báo động.
Ví dụ như sự tích tụ mảng bám trong động mạch có thể dẫn đến các triệu chứng của bệnh tim mạch bao gồm đau ngực, khó thở, mệt mỏi và đau tim. Còn với sức khỏe sinh sản, nó có thể dẫn đến hủy hoại tinh trùng, gây vô sinh.
Triệu chứng của stress oxy hóa là gì?
Không phải lúc nào cũng biết cơ thể đang trải qua stress oxy hóa. Lý do vì quá trình này liên quan đến những thay đổi rất nhỏ diễn ra. Nó có thể không có bất kỳ triệu chứng nào trong một thời gian dài. Các triệu chứng cũng có thể thay đổi rất nhiều tùy thuộc vào bộ phận nào trên cơ thể bạn bị ảnh hưởng bởi stress oxy hóa.
Trong những trường hợp khác, stress oxy hóa không gây ra những thay đổi rõ rệt. Nhưng có thể bắt đầu cảm thấy tác động của stress oxy hóa khi nó gây ra thiệt hại đáng kể.
Nguyên nhân gây ra stress oxy hóa
Quá trình oxy hóa tế bào xảy ra do sản xuất quá nhiều gốc tự do và lại thiếu chất chống lại nó. Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến tình trạng dư thừa gốc tự do và thiếu hụt chất chống oxy hóa là do bệnh tật, lối sống và môi trường. Nó cũng có thể được chia ra làm nguyên nhân nội sinh (do yếu tố bên trong) và ngoại sinh (bên ngoài) của stress oxy hóa.
Nguyên nhân bên trong của căng thẳng oxy hóa
- Các bệnh tật: Rối loạn hệ thống miễn dịch, viêm và nhiễm trùng
- Chấn thương hoặc phẫu thuật
- Dị ứng và các quá trình tự miễn dịch, chẳng hạn như viêm thấp khớp mãn tính
- Hoạt động thể chất quá mạnh: Điều này có thể làm tăng mức tiêu thụ oxy lên 10 – 15 lần so với trạng thái nghỉ ngơi. Điều này có thể gây ra quá trình oxy hóa tế bào và làm tăng các gốc tự do không kiểm soát được. Tuy nhiên hoạt động thể chất không đủ cũng làm giảm hoạt động của hệ thống chống oxy hóa của cơ thể.
- Căng thẳng tâm lý liên tục: Có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng của chất chống oxy hóa và các gốc tự do.
- Thói quen dinh dưỡng thiếu lành mạnh: Chế độ ăn nhiều chất béo và thực phẩm chế biến sẵn, ít trái cây, rau củ và chất chống oxy hóa,… Điều này có thể thúc đẩy sự hình thành các gốc tự do đồng thời làm suy yếu hệ thống miễn dịch.
Nguyên nhân bên ngoài gây ra stress oxy hóa
Những lý do quan trọng nhất dẫn đến sự gia tăng số lượng gốc tự do được xác định bởi thói quen sống và ảnh hưởng của môi trường.
- Thói quen xấu trong sinh hoạt: Hút thuốc lá và lạm dụng rượu hoặc ma túy đều góp phần hình thành các gốc tự do.
- Sử dụng một số loại thuốc: chẳng hạn như thuốc kháng sinh, thuốc kìm hãm tế bào ung thư hoặc thuốc nội tiết tố.
- Ô nhiễm môi trường: Khói bụi, khí thải xe cộ, ô nhiễm không khí,…
- Tác động của tia UV, bức xạ, tia X,…
- Các độc tố môi trường như thuốc trừ sâu, dioxin, metan, ozon, dung môi, kim loại nặng,…
Tác hại của stress oxy hóa là gì?
Gốc tự do là một phân tử được tạo ra hàng ngày trong cơ thể chúng ta do các phản ứng sinh học xảy ra trong tế bào. Các gốc tự do rất cần thiết để duy trì sức khỏe tốt.
Tuy nhiên, việc sản xuất các gốc tự do không được kiểm soát và thiếu chất chống oxy hóa để vô hiệu hóa chúng sẽ làm hỏng các phân tử và làm thay đổi quá trình tế bào, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Stress oxy hóa gây ra các bệnh mãn tĩnh
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh stress oxy hóa với sự tấn công của gốc tự do gây ra hơn 60 loại bệnh khác nhau. Nổi bật như đột quỵ, tăng huyết áp vô căn, tiểu đường đường, vữa động mạch, ung thư, vô sinh,…
Ung thư: Stress oxy hóa làm tổn thương DNA trong các tế bào khỏe mạnh, có thể làm tăng nguy cơ ung thư.
Bệnh tim mạch: Căng thẳng oxy hóa kích hoạt các mảng bám hình thành trong động mạch tạo nên xơ vữa động mạch. Tiếp đó, các mảng bám lại có thể dẫn tới việc làm giảm lượng máu cung cấp cho tim. Từ đó dẫn đến bệnh động mạch vành và đau tim.
Bệnh thận: Stress oxy hóa có thể gây ra sự hình thành mô sẹo trong thận, ảnh hưởng tới chức năng của thận, gây suy thận.
Các bệnh thần kinh: Alzheimer, bệnh Parkinson và bệnh đa xơ cứng có thể bắt nguồn bởi stress oxy hóa. Các gốc tự do dư thừa góp phần gây mất tế bào thần kinh, có thể dần dần dẫn đến chứng mất trí.
Bệnh về đường hô hấp: Căng thẳng oxy hóa và tình trạng viêm liên quan có thể ảnh hưởng đến phổi. Từ đó gây ra các tình trạng như hen suyễn hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính( COPD ).
Viêm khớp dạng thấp: Tổn thương tế bào do stress oxy hóa có thể kích hoạt các quá trình viêm trong cơ thể. Do đó có thể liên quan đến nhiều bệnh khác nhau, bao gồm cả bệnh mãn tính như viêm khớp dạng thấp.
Stress oxy hóa đẩy nhanh quá trình lão hóa của cơ thể
Stress oxy hóa có thể làm hỏng các tế bào, bao gồm collagen và Elastin. Điều này dẫn đến mất độ săn chắc và suy thoái của da. Từ đó khiến da xuất hiện nhiều nếp nhăn, đốm đồi mồi và các dấu hiệu lão hóa khác.
Stress oxy hóa gây vô sinh ở cả nam và nữ
Theo các nghiên cứu đăng tải trên Thư viện Y học Quốc gia Mỹ (NIH) năm 2020, 15% các cặp vợ chồng gặp phải vấn đề vô sinh với khoảng 50% trường hợp do nam. Trong đó, một trong những nguyên nhân chính gây vô sinh ở nam giới là stress oxy hóa (oxidative stress – OS).
Căng thẳng oxy hóa, do cơ thể tăng quá mức các loại oxy phản ứng (ROS) và/hoặc giảm chất chống oxy hóa, được chứng minh là nguyên nhân mới nổi của tình trạng vô sinh hiếm muộn. Đáng này tình trạng này và đang có xu hướng gia tăng mạnh mẽ.
Căng thẳng oxy hóa tác động tới khả năng sinh sản của nam ở nhiều mặt, nhất là với tinh trùng. Cụ thể là:
- Giảm khả năng vận động của tinh trùng: ROS làm giảm tính linh hoạt của màng tế bào mầm. Do đó làm giảm chuyển động của đuôi tinh trùng. Tổn thương trực tiếp đến ty thể, làm giảm khả năng sản xuất năng lượng của chúng, từ đó góp phần gây ra giảm khả năng di chuyển của tinh trùng.
- Giảm khả năng tinh trùng xâm nhập vào trứng: ROS dẫn đến quá trình peroxid hóa phần đầu của tinh trùng, ngăn cản cơ hội tiếp cận với trứng.
- Các loại oxy phản ứng có thể phá hủy DNA tinh trùng, phân mảnh DNA của tinh trùng, dẫn đến khiếm khuyết về gen. Điều này trực tiếp dẫn tới gây vô sinh hoặc dị tật thai nhi. Từ đó làm tăng nguy cơ vô sinh hiếm muốn, bao gồm cả thụ thai tự nhiên và thụ tinh ống nghiệm (IVF).
Giải pháp chống lại stress oxy hóa
Điều trị stress oxy hóa dựa nhằm mục đích cân bằng các quá trình oxy hóa và khả năng chống oxy hóa của cơ thể. Đây là một quá trình phức tạp bao gồm thay đổi lối sống, thay đổi dinh dưỡng. Trong một số trường hợp là sử dụng chất chống oxy hóa từ thực phẩm bổ sung được kết luận là phương pháp trị liệu hữu ích.
Giảm sự gia tăng các gốc tự do
Xuất phát từ nguyên nhân gây ra tăng stress oxy hóa, hướng đến cân bằng các gốc tự do với chất chống oxy hóa. Cần điều chỉnh lối sống, sinh hoạt, tập luyện, nghỉ ngơi,… Điều này đòi hỏi thực hiện thường xuyên, kiên trì và là là biện pháp kết hợp với bất kỳ phương pháp khác.
Giữ tinh thần thoải mái: Trong trường hợp đã bị căng thẳng kéo dài cần thực hiện các phương pháp để giảm căng thẳng tâm lý. Các kỹ thuật quản lý căng thẳng như yoga, thiền, thở sâu và thư giãn có thể hữu ích.
Tập luyện vừa sức: Hoạt động thể chất vừa phải thường xuyên sẽ kích thích cơ thể sản xuất chất chống oxy hóa. Điều này cũng giúp tăng cường sức khỏe tổng thể.
Cung cấp các chất chống oxy hóa cho cơ thể
Các chất chống oxy hóa sẽ giúp tế bào phục hồi, làm chậm quá trình lão hóa. Nó cũng giúp tăng cường hệ thống miễn dịch. Việc tối ưu hóa quá trình trao đổi chất trong cơ thể nhờ chất chống oxy hóa cũng đảm bảo dưỡng chất. Bên cạnh đó chất chống oxy hóa sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh. Việc bảo vệ cơ thể khỏi bức xạ có hại, bao gồm cả tia cực tím cũng có sự tham gia của chất chống oxy hóa.
Danh mục các chất chống oxy hóa cho cơ thể có thể lấy từ thực phẩm tự nhiên. Tăng cường ăn trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, hạt và cá có nhiều axit béo omega-3,…
Tăng cường bổ sung các chất chống oxy hóa. Nó bao gồm các vitamin A, C, E, D,… Các khoáng chất như kẽm, selen, magie, mangan,… Hay omega-3, axit folic, inositols, axit alpha-lipoic cũng có tác dụng chống oxy hóa.
Tùy vào từng đối tượng và mục đích hướng tới, có thể kết hợp thêm các dưỡng chất khác để phát huy tổng hợp nhiều tác dụng. Ví dụ như với nam giới, kẽm, l-Carnitine, l-arginine tốt cho việc sản sinh nội tiết tố nam đồng thời có tác dụng chống oxy hóa tốt.
Quản lý hiệu quả các bệnh mãn tính
Trong trường hợp cơ thể đã mắc các bệnh mãn tính, điều trị bệnh cần tiến hành đầu tiên kết hợp với thay đổi lối sống. Việc bổ sung các chất chống oxy hóa sẽ được chỉ định bởi bác sĩ để đảm bảo an toàn và không tương tác với thuốc điều trị.
Thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện các tình trạng bất ổn nếu có. Với nam giới cần thăm khám nam khoa để đảm bảo sức khỏe sinh lý, sinh sản.
Câu hỏi thường gặp về stress oxy hóa?
Thực phẩm bổ sung chứa chất chống oxy hóa có tốt không?
Thực phẩm bổ sung có chứa chất chống oxy hóa là một cách để giảm căng thẳng oxy hóa. Tuy nhiên vì không có một chất chống oxy hóa nào có thể tiêu diệt tất cả các gốc tự do. Chúng cần được kết hợp với nhau.
Bất kể là vitamin C, vitamin E, selen, beta caroten, lycopene, kẽm, mangan,.. đều cần được sử dụng có kiểm soát. Sử dụng theo liều lượng hàng ngày được khuyến cáo. Tuyệt đối không lạm dụng và sử dụng kéo dài vì có thể dẫn đến thừa chất, gây tác dụng phụ.
Ngoài ra cần nhớ, thực phẩm bổ sung không phải là thuốc và không thay thế thuốc chữa bệnh. Trong trường hợp sức khỏe có biểu hiện bất thường, cần đi khám để được tư vấn bởi bác sĩ.
Mentifam có phải là sản phẩm chống oxy hóa không?
Mentifam là thực phẩm bổ sung cải thiện sức khỏe, sinh lý và sinh sản cho nam giới. Ngoài các chất tốt giúp sản sinh testosteroene nội sinh, Mentifam còn chứa nhiều chất có tác dụng chống oxy hóa. Ví dụ như kẽm, mangan, L-Arginine HCl, Acetyl L-Carnitine HCl,…
Ngoài ra các thảo dược có trong Mentifam cũng có tác dụng chống lại stress oxy hóa. Ví dụ như dâm dương hoắc, bạch tật lê, đông trùng hạ thảo, sâm maca peru,… Chúng giúp bảo vệ tế bào của cơ thể, cải thiện chức năng của tinh hoàn, hỗ trợ sinh lý, cải thiện chất lượng tinh trùng.
Người tiêu dùng có thể an tâm khi lựa chọn MenTifam. Nam giới nên vừa sử dụng MenTifam vừa xây dựng một lối sống lành mạnh, khoa học, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng. Tập luyện thể thao thường xuyên để đạt hiệu quả cao, hỗ trợ tăng cường sinh lực phái mạnh, nâng cao chất lượng tinh trùng.
Trên đây là một số thông tin về stress oxy hóa gây vô sinh nam và giải pháp. Bài viết chỉ mang tính tham khảo và không thay thế được ý kiến của bác sĩ.
Để có thêm các thông tin về sản phẩm Mentifam bạn có thể gọi điện theo số Hotline 0972758986 hoặc nhắn tin để được gọi lại miễn phí.
Xem thêm: Review MenTifam từ khách hàng nam đã sử dụng và cho kết quả tích cực