Tìm hiểu rối loạn cương dương là gì cũng như chỉ ra các nguyên nhân, biểu hiện để có cách điều trị phù hợp. Điều này rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe sinh lý tốt và kịp thời phát hiện các yếu tố bệnh lý có liên quan.
Xem thêm: Các loại thuốc chữa rối loạn cương dương
Rối loạn cương dương là gì?
Rối loạn cương dương chính là rối loạn chức năng cương của dương vật. Dương vật kQhông có khả năng đạt được sự cương cứng ổn định hoặc thực hiện quan hệ tình dục đầy đủ. Cũng có thể hiểu sự rối loạn thể hiện ở độ cứng, thể tích, độ thẳng không đủ để giao hợp.
Rối loạn cương dương tiếng Anh là Erectile dysfunction – ED. Đây một tình trạng khá phổ biến và đang có xu hướng ngày càng gia tăng.
Quá trình cương dương thể hiện như thế nào?
Để hiểu được điều này, cần tìm hiểu qua về quá trình cương dương bình thường.
Đầu tiên, khi có sự kích thích hưng phấn tình dục, não sẽ truyền tín hiệu đến các dây thần kinh. Từ đó dẫn đến giải phóng các hóa chất đặc biệt làm tăng lưu lượng máu tới dương vật. Tiếp đó, các mô xốp nằm bên trong thể hang ở dương vật giãn ra và chứa đầy máu. Huyết áp ở dương vật tăng lên và gây ra sự cương cứng.
Tiếp đó sự cương cứng sẽ thắt chặt các tĩnh mạch khiến cho máu không thể rời khỏi dương vật, duy trì sự cương. Khi đạt cực khoái, xung tín hiệu thần kinh thứ hai sẽ đến dương vật và khiến các mô xốp co lại. Lúc này máu sẽ rời khỏi thể hang và sự cương cứng biến mất.
Như vậy trong suốt quá trình trên, bất kỳ yếu tố nào ảnh hưởng sẽ dẫn đến rối loạn cương cứng. Nó có thể do lưu lượng máu bị hạn chế, dây thần kinh tổn thương hay yếu tố tâm lý, thể chất khác.
Ở đa số trường hợp, ED biểu hiện theo từng giai đoạn và có chịu tác động của nhiều yếu tố bên ngoài. Việc khám nam khoa để chẩn đoán bệnh, tìm ra nguyên nhân và cách chữa trị là cần thiết. Đặc biệt trong trường hợp tình trạng rối loạn kéo dài và kèm theo các vấn đề về sinh lý hoặc sức khỏe khác.
Phân biệt rối loạn cương dương và xuất tinh sớm
Xuất tinh sớm là nói đến tình trạng tinh dịch phóng ra quá nhanh (sau 1-2 phút quan hệ). Ở người bị xuất tinh sớm, dương vật vẫn có thể cương cứng bình thường để giao hợp nhưng thời gian cương cứng không duy trì được lâu thì đã phóng tinh. Điều này không thỏa mãn được bản thân và đối tác.
Rối loạn cương dương nói đến tình trạng cương cứng dương vật bị rối loạn. Dương vật cương không đủ cứng hoặc đang cương thì giảm cương đột ngột.
Trong nhiều trường hợp, rối loạn cương dương có thể dẫn đến xuất tinh sớm. Điều này xảy ra khi người nam biết khả năng duy trì cương cứng của bản thân kém nên đã tự hình thành thói quen xuất tinh ngay sau khi cương cứng.
Các loại rối loạn cương dương và nguyên nhân
Trên thực tế tùy vào từng nguyên nhân, cơ chế phát triển và biểu hiện mà ED có thể được phân loại cụ thể. Điều này giúp tìm kiếm hướng điều trị phù hợp. Thông thường được chia thành 4 loại: rối loạn chức năng hữu cơ, do tâm lý, dạng hỗn hợp (hữu cơ + tâm lý), dạng không rõ nguyên nhân.
Cũng có thể chia thành rối loạn cương dương nguyên phát (chưa bao giờ có thể đạt được hoặc duy trì sự cương cứng). Và thứ phát (mắc phải sau này).
Rối loạn cương dương liên quan đến thể chất
Dạng rối loạn này có thể bắt nguồn từ một hoặc nhiều nguyên nhân liên quan đến yếu tố thể chất. Bao gồm từ vấn đề mạch máu (lưu thông máu), thần kinh, nội tiết, giải phẫu, việc dùng thuốc, chấn thương, viêm nhiễm,….
Do vấn đề mạch máu
Rối loạn trong hệ thống động mạch, tĩnh mạch, thể hang hoặc có tính chất hỗn hợp. Trong quá trình cương cứng, dòng máu chảy ra từ thể hang dương vật không bị chặn để duy trì cương nên dương vật nhanh ‘xìu’. Vấn đề này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi.
Do thần kinh
Các tổn thương hệ thần kinh có thể khiến cho các tín hiệu thần kinh từ não hoặc tủy sống không đến được dương vật.
Do chấn thương
Chấn thương cột sống hoặc phẫu thuật vùng chậu có thể làm tổn thương dây thần kinh của dương vật. Từ đó dương vật khó đạt được sự cương cứng như bình thường.
- Do nội tiết: có liên quan đến các bệnh nền như tiểu đường hoặc các rối loạn chuyển hóa khác ở cơ thể
- Do giải phẫu: liên quan đến khuyết tật cục bộ bẩm sinh
Thuốc dùng chữa các bệnh khác
Việc sử dụng một số nhóm thuốc kéo dài có thể ảnh hưởng tới cương dương. Ví dụ như thuốc huyết áp, thuốc kháng androgen, thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần, thuốc điều trị viêm loét,…
Phẫu thuật hoặc xạ trị
Phẫu thuật và/hoặc xạ trị cho bệnh ung thư tuyến tiền liệt, đại trực tràng, bàng quang có thể dẫn đến phát triển ED.
Rối loạn cương dương dạng tâm lý
Yếu tố tâm lý hoặc cảm xúc có thể trở thành nguyên nhân gây rối loạn cương dương. Bên cạnh đó, nó cũng góp phần làm cho ED trở nên trầm trọng hơn. Theo thống kê có tới 60% trường hợp có liên quan đến tâm lý.
Đó có thể là các rối loạn tâm lý do bẩm sinh, đặc điểm hành vi, tuổi tác, ức chế tình dục lâu dài. Hoặc rối loạn theo tình huống: mối quan hệ với bạn tình, xung đột nội tâm,…
Một số vấn đề về tâm lý, cảm xúc có thể dẫn đến chức năng cương bị rối loạn như:
- Trầm cảm
- Mâu thuẫn trong quan hệ với bạn tình
- Căng thẳng ở nhà hoặc tại nơi làm việc
- Căng thẳng do xung đột xã hội, văn hóa,…
- Lo lắng về hoạt động tình dục: sự mặc cảm, tự ti, sợ hãi,…
Các biểu hiện của rối loạn cương dương là gì?
ED thường là triệu chứng của một vấn đề sức khỏe khác hoặc yếu tố liên quan đến sức khỏe. Chứng rối loạn chức năng cương dương có một số biểu hiện như sau:
- Cần nhiều thời gian hơn để đạt được sự cương cứng
- Khó duy trì sự cương cứng đủ lâu để giao hợp
- Giảm tần suất cương cứng tự phát
- Có thể cương cứng nhưng không có cảm giác ham muốn hoạt động tình dục
- Không thể cương cứng bất cứ lúc nào
Chẩn đoán rối loạn cương dương như thế nào?
Khi khám nam khoa để chẩn đoán, bác sĩ có thể hỏi một số vấn đề như:
- Các triệu chứng bắt đầu khi nào? Điều này có xảy ra mỗi khi quan hệ tình dục hoặc trong những trường hợp nhất định không?
- Các loại thuốc đang dùng?
- Tình trạng tâm lý thời gian gần đây có bị căng thẳng không?
- Có thói quen sử dụng rượu bia, hút thuốc hay các chất kích thích khác không?
- Những câu hỏi khác liên quan đến sức khỏe tình dục
- Xem xét bệnh sử và các tình trạng khác có thể gây ra ED
- Bảng câu hỏi để bạn điền riêng tư để hiểu thêm về tình trạng của người bệnh
Sau đó, bác sĩ sẽ quyết định nguyên nhân có thể gây ra ED và thực hiện một số xét nghiệm sâu hơn.
Phương pháp điều trị rối loạn cương dương là gì?
Kế hoạch điều trị được áp dụng riêng với từng trường hợp dựa theo nguyên nhân và các yếu tố khác. Ví dụ như độ tuổi, tình trạng sức khỏe, mức độ rối loạn,… Đối với người bị rối loạn cương do yếu tố bệnh mãn tính khác, việc điều trị bệnh lý sẽ được ưu tiên.
Có một số phương pháp được áp dụng như dùng thuốc, tiêm, bôi, phẫu thuật, tâm lý trị liệu, thay đổi lối sống.
Điều trị bằng thuốc
Thuốc ức chế PDE5 là có thể được chỉ định sử dụng. Ví dụ như sildenafil (Viagra), tadalafil (Cialis), vardenafil (Levitra), avanafil (Stendra). Chúng làm thư giãn mạch máu, tăng lưu lượng máu tới dương vật từ đó giúp tăng cương cứng.
Cần lưu ý là thuốc có tác dụng phụ. Không tự ý sử dụng mà phải tuyệt đối tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ. Những loại thuốc này có thể gây nguy hiểm cho người mắc bệnh tim.
Tiêm thuốc vào dương vật
Một số loại thuốc được tiêm vào dương vật để đạt được sự cương cứng. Cách này được cho là có tác dụng nhanh chóng. Tuy nhiên cần tuân chỉ chỉ định của bác sĩ.
Phẫu thuật
Phẫu thuật cấy ghép bên trong dương vật có thể được lựa chọn với chứng rối loạn cương dương. Do mang tính xâm lấn, phươn pháp này thường được coi là cách lựa chọn cuối cùng.
Trị liệu tâm lý, hành vi
Áp dụng với nguyên nhân gây rối loạn cương dương do tâm lý. Bác sĩ trị liệu tâm lý có thể giúp người bệnh thay đổi suy nghĩ, cảm xúc, hành vi. Thông qua đó có tác dụng cải thiện tình trạng bệnh.
Thay đổi lối sống
Loại trừ các thói quen xấu trong sinh hoạt, tạo lập lối sống lành mạnh. Điều này có lợi cho sức khỏe tổng thể và sinh lý.
Câu hỏi thường gặp về chứng rối loạn cương dương
Rối loạn cương dương có phổ biến không?
Tỷ lệ phổ biến chính xác thường khó xác định, vì rất nhiều người ngại gặp bác sĩ. Tuy nhiên, ước tính 52% nam giới trong độ tuổi từ 40 – 70 mắc phải. Khoảng 30% nam thanh niên bị ED.
Tỉ lệ mắc ngày càng gia tăng: 1995 có khoảng 152 triệu nam giới bị ảnh hưởng. Dự đoán tăng lên 322 triệu vào năm 2025.
Rối loạn cương dương tăng lên theo tuổi tác không?
Có. Có tới 50% số người trên 40 tuổi gặp vấn đề về rối loạn cương dương. Điều này được lý giải một phần vì khi càng già đi cơ thể càng có nguy cơ mắc các bệnh lý khác. Đặc biệt là bệnh tim mạch, huyết áp cao, suy giảm testosterone. Chúng là những yếu tố góp phần gia tăng tỉ lệ mắc ED.
Tuy nhiên cần biết rằng lão hóa không phải lúc nào cũng gây ra ED. Một số đàn ông vẫn còn hoạt động tình dục ở độ tuổi 80. Điều này liên quan rất nhiều đến sức khỏe, lối sống lành mạnh và dưỡng chất.
Bệnh nào dễ gây rối loạn cương dương?
Một số bệnh về tim mạch (xơ vữa động mạch, suy tim, tăng huyết áp) và tiểu đường được cho là có triệu chứng rối loạn cương dương.
Khi nào nên đi khám kiểm tra rối loạn cương dương?
Nếu rối loạn không thường xuyên mà chỉ thỉnh thoảng xảy ra thì vấn đề không quá đáng ngại. Bạn có thể để ý rằng nó rất có thể do mệt mỏi, căng thẳng, tâm lý không tốt hoặc do bạn uống rượu,… Tình trạng sẽ có thể tự khỏi mà không cần gặp bác sĩ.
Ngược lại, nếu tình trạng rối loạn cương dương vẫn tiếp tục, đừng
- thiếu cương cứng vào buổi sáng sớm
- xuất tinh sớm
- không có khả năng đạt được sự cương cứng hoàn toàn khi thủ dâm
- tốc độ cương cứng rất chậm ngay cả khi có hưng phấn tình dục mạnh mẽ
Cách ngăn ngừa rối loạn cương dương là gì?
Cũng như xuất tinh sớm, không có biện pháp cụ thể để ngăn ngừa rối loạn cương dương. Do đó để giảm nguy cơ, cần điều trị kịp thời các bệnh có thể là nguyên nhân ảnh hưởng tới cương dương.
- Định kỳ đi khám sức khỏe và khám nam khoa
- Duy trì hoạt động tình dục lành mạnh
- Kiểm soát cân nặng và huyết áp và cải thiện sức khỏe tổng thể, từ đó sẽ cải thiện ED và cũng giảm nguy cơ mắc ED.
- Loại bỏ các thói quen xấu trong sinh hoạt, ngừng hút thuốc, rượu bia, chất kích thích khác
- Cân đối dinh dưỡng và chú ý bổ sung dưỡng chất tốt cho sinh lý nam. Ví dụ như kẽm, selen, magie, chất chống oxy hóa,..
Trên đây là một số thông tin tìm hiểu rối loạn cương dương là gì, nguyên nhân, biện của bệnh. Cùng với đó là câu hỏi thường gặp về chứng rối loạn chức năng cương dương.
Bài viết chỉ mang tính tham khảo và không thay thế được ý kiến của bác sĩ.
Đọc thêm: Suy giảm testosterone ở nam giới có hại gì với sinh lý nam