Thịt dê có tác dụng gì và cách dùng tốt cho nam giới

Thịt dê có tác dụng gì mà được xếp vào danh sách các thực phẩm tốt cho sinh lý nam? Cách dùng thịt dê, thận dê, tinh hoàn dê như thế nào tốt nhất? Những món ăn bài thuốc với thịt và các bộ phận khác của dê? Ai không nên ăn thịt dê? Thêm nhiều thông tin tham khảo trong bài viết dưới đây.

Xem thêm: Danh sách các thực phẩm giàu kẽm tốt cho sinh lý nam

Tác dụng của thịt dê theo Đông y

Theo Đông y, thịt dê vị ngọt, tính ấm, quy tỳ thận, tác dụng ích khí bổ trung, ôn trung hạ tiêu. Thịt dê được dùng cho các trường hợp ốm yếu sút cân, suy nhược cơ thể, đau lưng mỏi gối, đau bụng do hàn.

Trong Đông y, dê là con vật có nhiều bộ phận được dùng làm để chữa bệnh hoặc để làm thuốc bổ. Thịt dê, huyết dê, dạ dày dê, thận dê, dương vật dê, gan dê, tinh hoàn dê, xương dê đều được dùng. Ngoài ra còn dùng cho sản phụ đau bụng sau đẻ do bị lạnh và huyết hư thiếu máu,..

thịt dê có tác dụng gì

Theo y học cổ truyền, một trong những chức năng quan trọng của tạng thận là chủ về sinh dục. Dê lại là loài động vật có khả năng hoạt động sinh dục mạnh mẽ bền bỉ.

Bởi vậy, quả thận (dương nội thận) và tinh hoàn của dê (dương ngoại thận) đã được sử dụng làm thức ăn và làm thuốc từ xa xưa. Chúng dùng để chữa trị các chứng bệnh thuộc hệ sinh dục từ rất sớm.

Tác dụng của thịt dê theo y học hiện đại

Thịt dê là một trong các thực phẩm giàu dinh dưỡng với, giàu protein, các khoáng chất  (sắt, kẽm, kali) và vitamin B12. Ngoài ra, thịt dê ít chất béo, kể cả chất béo bão hòa so với các loại thịt đỏ khác.

Một khẩu phần thịt dê nấu (khoảng 85 gram) cung cấp 30% lượng kẽm mà cơ thể cần mỗi ngày. Trong khi đó kẽm cực kỳ tốt cho nam giới trong việc cải thiện sinh lý. Phức hợp vitamin B như thiamin, riboflavin, niacin, axit panthothenic cùng selen và choline cũng có lợi ích ngăn ngừa ung thư.

Thành phần axit linoleic liên hợp, một trong số những axit béo tốt, có khả năng ngăn ngừa và giảm viêm. Thịt dê có chứa hàm lượng sắt rất cao rất bổ máu. Chất béo omega-3 trong thịt dê cũng tốt vì là một chất chống viêm, giúp tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ cơ thể chống lại viêm khớp.

Món ăn bài thuốc từ thịt dê

Ngoài các món ăn thông dụng từ thịt dê, việc sử dụng các sản phẩm khác lấy từ dê để chữa bệnh và nâng cao sức khỏe đã được ghi lại trong các y thư cổ. Theo Đông y, chứng bất lực được điều trị theo phép “bổ thận”. Các bài thuốc chữa liệt dương, xuất tinh sớm, di tinh… của Đông y đều nhằm tác động đến thận tạng.

Dưới đây là một số món ăn – bài thuốc từ thịt dê có thể giúp bạn chữa chứng bệnh này.

Thịt và tinh hoàn dê phối Tỏa dương cố tinh hoàn

Bài thuốc phối 20 vị thuốc khác nhau cùng tinh hoàn và thịt dê hỗ trợ người thận dương kém, dương vật cương cứng không bền. Thành phần: Thịt dê và tinh hoàn của dê kết hợp với bài Tỏa dương cố tinh hoàn.

Bài thuốc gồm: thỏ ty tử, mẫu lệ, long cốt mỗi loại 16g. Lộc nhung, tỏa dương, liên tử, bổ cốt chỉ, đỗ trọng, ba kích, thục địa, hoài sơn, phục linh, tri mẫu, hoàng bá mỗi loại 12g. Đan bì, trạch tả, ngưu tất, nhục thung dung, sơn thù du mỗi loại 8g. Tiểu hồi hương 6g,… . Đem tất cả chế làm viên uống hàng ngày để điều trị chứng rối loạn cường dương.

Dương dê mỡ dê hầm thảo dược

Thận dê 1 đôi làm sạch, thái miếng. Mỡ dê 100g thái miếng. Nhục thung dung 25g, thảo quả, trần bì sắc kỹ các vị thuốc rồi bỏ bã lấy nước đem hầm chín chế thêm gia vị. Ăn nóng.

Công dụng: Bổ thận tráng dương, ôn trung kiện tỳ, nhuận tràng thông tiện. Dùng để chữa các chứng liệt dương, di hoạt tinh, đau lưng mỏi gối, tay chân lạnh, táo bón do thận dương hư.

Cháo thận dê kỷ tử

Thận 1 quả, thịt dê 50g, lá kỷ tử 250g (có thể thay bằng kỷ tử 100g), gạo tẻ 100g, hành củ và gia vị. Làm sạch và bổ đôi quả thận, bóc bỏ màng trắng rồi thái miềng. Thịt dê rửa sạch, thái miếng. Đem kỷ tử sắc lấy nước rồi dùng nước nấu cháo thận và thịt dê.

Nêm gia vị vừa đủ, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng bổ thận âm, ích thận khí, tráng nguyên dương. Phù hợp cho nam giới bị lưng đau gối mỏi, tai ù, di niệu do thận hư, nam giới liệt dương, suy giảm khả năng tình dục.

Thận dê hầm/hấp nhục thung dung

Thận dê 1 quả, làm sạch, thái miếng. Nhục thung dung 30g tẩm rượu để qua 1 đêm rồi thái lát. Hầm 2 vị với nhau đến khi chín thêm gia vị và ăn lúc nóng ấm.

Công dụng: bổ thận tráng dương, nhuận tràng thông tiện, dùng làm đồ ăn cho những người bị liệt dương, yếu sinh lý, táo bón do mệnh môn hỏa suy.c

Thận dê nướng với hồ đào

Thận dê làm sạch bóc bỏ màng nướng với hồ đào nhục. Ngày ăn một quả với 1 ly rượu khoảng 20-30ml vào buổi tối để điều trị chứng cương cứng kém của nam giới và chứng nam nữ lãnh cảm tình dục.

Dương vật dê và tinh hoàn dê điều trị chứng vô sinh của nam giới

Dương vật và hai túi tinh của dê (sấy khô) 5 bộ. Thục địa 200g, kỷ tử, đỗ trọng, nhục thung dung, ba kích mỗi loại 100g, trần bì, bạch linh 100g, bạch thược 100g, hoàng bá 80g. Hồ đào nhục 150g. Tán bột làm viên hoàn mật ong ngày uống 2 lần mỗi lần uống 10g.

Rượu thận dê thảo dược

Thận dê 1 quả, bạch tật lê sao qua, long nhãn, dâm dương hoắc, tỏa dương, ý dĩ mỗi loại 120g. Tất cả đem ngâm với rượu trắng trong khoảng 1 tháng. Mỗi ngày uống 20ml.

Công dụng: Ôn thận tráng dương, ích tinh bổ tủy, khu phong trừ thấp. Rượu thận dê thảo dược dùng để trị các chứng liệt dương, di mộng tinh, tinh lạnh, lưng đau gối mỏi, tai ù tai điếc ở người già do thận hư.

món ăn từ tinh hoàn dê

Bài thuốc thận dê, pín dê hầm thảo dược

Nguyên liệu: Thận dê 2 quả, pín dê 1 cái. Các thảo dược nhục thung dung, khởi tử, ba kích, sơn dược, thục địa, táo tàu mỗi vị 15g. Cho các nguyên liệu trên vào nồi đất hầm cách thủy 1 trong tiếng.

Công dụng: Ích tinh, bổ huyết, tráng dương, bổ thận khí, giúp cơ thể cường tráng, tăng cường trí nhớ.

Thịt dê hầm thảo dược

Nguyên liệu: Thịt dê nạc 500g thái miếng, xương sống dê 1 bộ chặt miếng. Thỏ ty tử 10g, hoài sơn 50g, gạo tẻ 100g, nhục thung nhung 20g, hạch đào 2 quả. Gia vị gồm hành, gừng, tiêu, rượu, muối lượng thích hợp.

Cách làm: Cho các nguyên liệu vào nồi, đun lửa nhỏ đến khi thịt dê chín mềm.

Công dụng: Thích hợp cho người yếu thận, hay bị hoa mắt ù tai, lưng gối yếu, yếu sinh lý.

Cháo thịt dê sâm kỳ linh táo

Thịt dê 100g, gạo tẻ 100g. Các thảo dược hoàng kỳ 30g, nhân sâm 5g, phục linh 15g, đại táo 5 quả sắc lấy nước. Dùng nước thảo dược nấu với gạo thành cháo. Thịt dê thái lát cho vào cháo, khi cháo chín nhừ thêm gia vị. Dùng cho các trường hợp gầy sút dễ cảm cúm, tự hãn, cơ thể suy nhược.

Thịt dê hầm sơn dược

Thịt dê 250g, sơn dược 100g, kỷ tử 25g, long nhãn 15g, đại táo 10 quả. Tất cả hầm chín nhừ thêm gia vị. Ăn buổi tối trước khi đi ngủ. Dùng cho người thận dương hư, di tinh liệt dương…

Đương quy sinh khương dương nhục thang

Thịt dê 150g làm sạch thái lát. 10g gừng cạo vỏ ngoài đập giập. Đương quy 20g thái lát. Hầm chín các nguyên liệu, thêm gia vị, bột tiêu. Ăn 2 – 3 lần trong ngày.

Dùng cho người cao tuổi thể trạng suy nhược, người bệnh suy nhược sau bị bệnh lâu ngày,…

Gan dê xào rau hẹ

Cách làm: Gan dê 200g thái mỏng, cho dầu vừng vào xào với rau hẹ 200g. Khi xào, dùng ngọn lửa to, lúc chín cho gia vị vừa đủ. Ăn với cơm, dùng liền 7 ngày.

Công dụng: Ôn thận, cố tinh, ích huyết, dưỡng gan, giúp cơ thể cường tráng, sinh lực dồi dào.

Tinh hoàn dê hầm tủy lợn

Tinh hoàn dê 1 đôi, nước hầm xương lợn 1 bát, tủy lợn một đoạn, gia vị vừa đủ. Dương ngoại thận rửa sạch, thái miếng, đun nước hầm xương lợn cùng với gia vị và tủy lợn trong 15 phút, sau đó cho dương ngoại thận vào đun thêm 3 phút, ăn nóng.

Công dụng: ích tinh, trợ dương, bổ thận, được dùng để chữa các chứng muộn con, liệt dương, xuất tinh sớm, di tinh, đau lưng mỏi gối, suy giảm ham muốn tình dục, suy nhược cơ thể…

Câu hỏi thường gặp khi dùng thịt dê

Ai không nên ăn thịt dê?

Thịt dê được cho giàu dinh dưỡng và tốt nhưng nếu mắc các bệnh dưới đây, không nên ăn thịt dê.

Người bị viêm gan: Thịt dê chứa nhiều protein, nếu ăn nhiều sẽ khiến cho gan phải làm việc nhiều hơn. Với những người bị viêm gan, sự tăng hoạt động của gan khiến cho gan không thể hoàn thành tốt chức năng trao đổi chất, phân giải, hấp thụ dinh dưỡng… Từ đó càng dễ khiến bệnh gan trở nên nặng hơn. Do đó, người bị viêm gan nên ăn ít hoặc không ăn thịt dê.

Những người có tình trạng huyết áp cao, sốt, nhiễm trùng không nên ăn nhiều thịt dê vì có thể làm cho tình trạng viêm trong cơ thể tăng lên.

Những người mắc chứng lở mồm, loét lưỡi, đau mắt đỏ, miệng đắng, bực bội, yết hầu đau khô, đau nhức hoặc sưng chân răng, người bị đau bụng đi ngoài… cũng nên tránh ăn thịt dê để bệnh không tăng nặng.

Dù thịt dê ít mỡ hơn một số động vật khác nhưng nếu bị rối loạn mỡ máu, cao huyết áp cũng nên tránh ăn.\

Phụ nữ mang thai có thể ăn nhưng cũng nên kiêng ăn nhiều thịt dê vì tính nóng, dễ gây ra các biến chứng khi mang thai.

Thực phẩm kỵ với thịt dê

Dưa hấu kỵ thịt dê: Dưa hấu tính hàn kỵ với thịt dê tính nhiệt. Nếu kết hợp khi ăn sẽ giảm thấp tác dụng bổ dưỡng của thịt dê. Ngoài ra còn bất lợi cho tì vị, dạ dày.

Bí đỏ kỵ thịt dê: Cả hai loại thực phẩm đều có tính nóng nếu ăn cùng sẽ dễ bị nóng, nhiệt trong người.

Thịt dê tránh gia vị nóng: Nấu thịt dê tránh kết hợp với gia vị có tính cay nóng như ớt cay, hạt tiêu, gừng, đinh hương, hồi hương.

Giấm: Ăn thịt dê không nên ăn kèm với giấm vì giấm chỉ phù hợp với món ăn có tính lạnh.

Đậu đỏ: Thịt dê kết hợp đậu đỏ (tính ngọt, mặn, lạnh) có thể gây ngộ độc.

Phô mai kỵ thịt dê vì phô mai tính lạnh, ngọt và chua, trong khi thịt dê lại là thực phẩm rất nóng.

Trà: Nước trà chứa khá nhiều chất acid tannic, khi ăn thịt dê uống trà sẽ sinh ra chất protein acid tannic, dễ gây táo bón.

Hạt dẻ và thịt dê đều giàu dinh dưỡng và khó tiêu hóa nếu cùng ăn có thể dẫn đến chứng đầy bụng, khó tiêu.

Ăn nhiều thịt dê có sao không?

Thịt dê có tính nóng, ngọt, nếu ăn quá nhiều có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm trong cơ thể. Đặc biệt, nếu cơ thể có sẵn một số vùng nhiễm bệnh thì ăn thịt dê sẽ khiến cho bệnh phát triển trầm trọng thêm.

Kiêng kỵ: Không dùng cho người có biểu hiện sốt nóng do nhiễm khuẩn viêm tấy. Trong thời gian ăn các món nấu chế từ thịt dê, không dùng các thuốc có xương bồ, bán hạ.

Trên đây là một số thông tin tìm hiểu thịt dê có tác dụng gì và cách dùng tốt cho nam giới. Cùng với đó là các câu hỏi thường gặp liên quan đến thịt dê, những kiêng kỵ và lưu ý. Mọi thông tin chỉ mang tính tham khảo và không thay thế được ý kiến của bác sĩ/chuyên gia dinh dưỡng.

Đọc thêm: Top 10+ thảo dược giúp tăng sinh lý, khỏe tinh trùng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn Mua online Nhà thuốc