Chuối hột có tác dụng gì với sức khỏe nói chung và với nam giới nói riêng? Nam giới dùng rượu chuối hột cải thiện sức khỏe sinh lý được không? Cách sử dụng chuối hột tốt nhất là như thế nào? Thêm nhiều thông tin liên quan đến chuối hột để bạn tham khảo.
Đọc ngay: Nhân sâm có tác dụng gì và cách dùng tốt cho nam giới?
Cây chuối hột là cây gì?
Cây chuối hột có tên khoa học là Musa balbisiana thuộc họ chuối (Musaceae). Đây là loài chuối dại bản địa của Đông Nam Á và là một trong những loài tổ tiên của chuối hiện đại.
Cây chuối hột hay chuối hạt có thân giả cao tới 3 – 4m với lá có phiến dài, mặt dưới có thể tía; cuống xanh có sọc đỏ. Hoa chuối hột rừng mọc thẳng đứng ở ngọn, có loại màu đỏ thẫm.
Vỏ bên ngoài trái chuối hột rừng có màu tím và bên trong ruột có rất nhiều hột nên gọi là chuối hột/hạt. Một buồng chuối hột ít nải hơn chuối thường, chỉ khoảng 5-6 nải. Mỗi nải cũng chỉ từ 10- 15 trái. Quả chuối hột có cạnh, thịt quả nạc, chứa nhiều hạt to 4 – 5mm.
Hạt chuối có vị chát, có thẻ ăn được và chứa hàm lượng những chất dinh dưỡng rất cao. Đây chính là phần dùng để làm thuốc điều trị bệnh vô cùng hiệu quả. Toàn thân chuối hột có thể được sử dụng. Ngoài giá trị làm thực phẩm, chuối hột còn là một loại thảo dược quý.
Tại Việt Nam, chuối hột rừng phân bố rộng rãi nhưng nhiều nhất là vùng Đông Bắc hoặc vùng Tây Nguyên.
Tác dụng của chuối hột
Trong kinh nghiệm dân gian, toàn thân cây chuối hột rừng đều có thể sử dụng để làm thuốc. Với phần quả chuối, thường được đem thái mỏng, phơi khô, ngâm rượu để sử dụng.
Theo y học cổ truyền, quả chuối hột rừng vị ngọt chát, tính bình, quy kinh Tỳ, Phế, Can. Được dùng chữa trị một số bệnh như tiểu đường, viêm thận, tăng huyết áp. Chuối hột cũng giúp lợi tiểu, chữa đau lưng, giảm mệt mỏi… Chuối hột cũng giúp giải mọi thứ độc, lương huyết, thoái nhiệt, giải phiền khát, lợi tiểu, tiêu cơm, làm hết đau bụng và sát trùng.
Nghiên cứu hiện đại chỉ ra trong chuối hột có các thành phần chính như: flavonoid anthociannosid, Tanin, phytosterol, tinh dầu, saponin và coumarin. Những chất này được cho là tạo nên tác dụng của chuối hột.
Cách sử dụng chuối hột đơn giản nhất
Theo dân gian, toàn thân cây chuối hột đều được sử dụng với mục đích làm thực phẩm hay trị bệnh. Dưới đây là một số cách thông tin tham khảo.
Cách dùng chuối hột xanh
Dùng chuối xanh non như một thực phẩm: Dùng quả chuối hột còn non đem rửa sạch rồi thái lát mỏng. Ăn trộn với các loại rau sống, với nộm sứa, gỏi cá để giảm vị tanh của thực phẩm.
Dùng chuối xanh non trị tiêu chảy: Ăn sống chuối hột ăn còn xanh còn là bài thuốc đề phòng tiêu chảy.
Nhựa chuối hột xanh loại quả còn tươi trên cây, cắt ngang hứng lấy nhựa. Đem nhựa bôi chữa hắc lào.
Quả chuối hột xanh đem phơi, sấy khô tán nhỏ, rây bột mịn. Dùng uống hàng ngày chữa viêm loét dạ dày.
Để chữa bệnh sỏi thận, chuối hột xanh thái mỏng sấy khô, đem sao vàng, hạ thổ vài ngày rồi đem sắc, uống 3-4 bát mỗi ngày vào lúc no. Có thể cho vào ấm hãm nước sôi như pha trà, ngày uống 3-4 lần. Mỗi lần sắc hoặc hãm như vậy chỉ cần một nắm nhỏ chuối hột đã sao. Uống 1-2 ngày đã thấy đi tiểu ra sỏi.
Lưu ý rằng đây là chuối non. Nhiều người cho rằng không dùng quả chuối rừng còn xanh (chưa chín) do quá nhiều chất tanin. Điều này có thể gây ngộ độc hoặc táo bón nặng.
Cách dùng hạt chuối hột
Hạt chuối hột được lấy từ những quả chuối để chín. Hạt được sao khô và có mùi thơm nhẹ. Hạt được coi là bộ phận sở hữu nhiều dược tính nhất. Có thể dùng hạt chuối hột có thể dùng để ngâm rượu hoặc tán nhỏ sắc uống.
Hạt chuối hột giúp giảm đau, tiêu sưng, chữa đau lưng, chân tay nhức mỏi, thấp khớp: Dùng 200g giã nát ngâm với 1 lít rượu 40 độ. Ngâm sau 10 ngày là dùng được nhưng để càng lâu càng tốt, thỉnh thoảng lắc đều. Uống 2 lần, mỗi lần 15ml rượu này vào trước bữa ăn hay trước khi đi ngủ. Có thể thêm đường cho dễ uống.
Hạt chuối hột giảm sỏi thận, sỏi bàng quang: Rang giòn, giã nát hạt chuối hột rồi rây bột mịn. Chế với nước sôi pha trà uống với lượng 2 thìa canh bột. Uống trong 30 ngày.
Cách dùng vỏ của quả chuối hột
Vỏ chuối hột trị đau bụng kinh niên: Dùng 40g vỏ chuối hột phơi khô, sao hơi vàng tán bột. Trộn với quế chi 4g, cam thảo 2g tán bột. Trộn đều rồi luyện với mật làm viên. Uống 2 – 3 lần/ ngày với nước ấm.
Trị đau bụng, tiêu chảy với vỏ quả chuối rừng đã chín vàng, thái nhỏ, phơi khô. Đem hãm với nước sôi 4 – 8g. Ngày uống 2 lần.
Vỏ chuối hột trị kiết lỵ: Vỏ chuối hột kết hợp với rễ gai tầm xọng, vỏ quả lựu, rễ tầm xuân, mỗi thứ 20g. Búp ổi 10g. Tất cả phơi khô rồi sắc uống.
Cách dùng hoa chuối hột
Hoa chuối lợi sữa, chống táo bón: Đem thái nhỏ, luộc hoặc làm nộm để ăn. Món này ngon miệng và còn giúp để tăng tiết sữa ở phụ nữ mới sinh con. Hoa chuối bổ sung chất xơ cho ruột. Do vậy có thể sử dụng như món ăn giúp chống táo bón ở người cao tuổi.
Hoa chuối ăn hoặc sắc nước uống giúp cho tiểu trong và giúp thận hòa tan các loại acid dễ đóng cặn trong thận và bàng quang.
Cách dùng thân chuối hột trị bệnh
Thân chuối hột chữa đau nhức răng: Chọn phần thân còn non đem cắt đoạn, nướng chín rồi ép lấy nước, ngậm với ít muối chữa đau nhức răng.
Giúp cầm máu, tiêu khát, phát hãn (làm ra mồ hôi): Lấy lõi thân cây già thái và giã nát, vắt nước uống.
Cách làm chuối hột ngâm rượu
Trong các cách sử dụng chuối hột thì phương pháp ngâm rượu là phổ biến nhất cho nam giới. Theo đó rượu chuối hột được cho là giúp kích thích hệ tiêu hóa, bổ thận lợi tiểu. Nó cũng thường giúp điều trị chứng đau lưng, kích thích vị giác, điều trị biếng ăn, mất ngủ.
Chọn rượu trắng trên 40 độ, chuối hột vừa chín tới. Có thể để nguyên quả hoặc thái lát mỏng đều được.
Chuối đem rửa sạch, bóc vỏ, xắt lát mỏng gần 1 cm (thái mỏng quá dễ bị nát vụn). Phơi khô tự nhiên dưới ánh nắng mặt trời. Thông thường phơi mất khoảng 5 – 7 ngày. Sau khi phơi khô thì đem rửa lại với nước ấm, để ráo rồi dùng ngâm rượu.
Chuối hột và rượu vào bình ngâm theo tỉ lệ 1 phần chuối, 4 phần rượu. Thời gian ngâm rượu chuối hột rừng tốt nhất vào khoảng 3 đến 4 tháng, để càng lâu rượu càng ngon. Cách dùng: Khoảng chén nhỏ trước mỗi bữa ăn cơm.
Câu hỏi thường gặp về chuối hột
Chuối hột rừng và chuối hột nhà loại nào tốt?
Theo dân gian chuối hột rừng mọc hoang được cho là tốt hơn. Tuy nhiên chuối hột trồng cũng tốt.
Chuối hột giúp tăng sinh lý không?
Chưa có nghiên cứu khoa học hiện đại nào về tác dụng của chuối hột với việc cải thiện nồng độ testosterone ở nam. Tuy nhiên theo dân gian, nam giới cũng chọn sử dụng chuối hột vừa để chữa bệnh, cải thiện sức khỏe và tăng bản lĩnh phòng the.
Do vậy thận trọng khi sử dụng chuối hột với mục đích tăng sinh lý. Xem thêm: Các chất tốt nhất cho sinh lý và sinh sản nam – cơ sở khoa học?
Chuối hột khô chữa bệnh gì?
Chuối hột khô dùng trị bệnh thận, sỏi thận, đái tháo đường, đau lưng, nhức mỏi xương khớp. Ngoài ra nó cũng được cho là giúp bổ thận tráng dương, tăng cường sức khỏe phái mạnh. Chuối hột cũng giúp kích thích tiêu hóa, trị kém ăn, kém ngủ, bồi bổ cơ thể…
Chuối hột kỵ với gì?
Cũng như chuối thường, chuối hột kỵ ăn với các loại trái cây có tính acid, có vị chua. Tránh ăn với sữa gây khó tiêu.
Chuối hột ngâm cùng gì?
Chuối hột thường chỉ ngâm một mình với rượu từ 40 độ. Tuy nhiên dân gian cũng kết hợp một số thảo dược khác. Chuối hột ngâm với ba kích tím tươi hoặc khô (giúp tăng hương vị rượu). Ngâm với nấm ngọc cẩu làm rượu thơm hơn. Ngâm chuối hột với hà thủ ô giúp rượu dễ uống hơn. Ngâm với cây mật nhân để làm giảm vị đắng của mật nhân.
Thận trọng khi kết hợp các thảo dược với nhau và tốt nhất nên tham vấn ý kiến của bác sĩ/ thầy thuốc Đông y.
Rượu ngâm chuối hột bao lâu thì uống được?
Thường ngâm rượu chuối hột sau khoảng 90 – 120 ngày là có thể sử dụng rượu được. Nhiều người cho rằng càng ngâm lâu càng tốt.
Uống rượu chuối hột lâu dài có tốt không?
Rượu chuối hột được coi là loại rượu thuốc, không nên lạm dụng. Sử dụng rượu chuối hột quá nhiều và trong thời gian lâu có thể gây ra tác dụng phụ. Nổi bật như kích ứng niêm mạc dạ dày do ngộ độc tanin. Do vậy người bị đau dạ dày, trĩ, táo bón, phụ nữ có thai và đang cho con bú không nên sử dụng.
Trên đây là một số thông tin về tác dụng của chuối hột, cách dùng tốt cho nam giới. Mọi thông tin chỉ mang tính tham khảo và không thay thế ý kiến của bác sĩ/dược sĩ.
Đọc thêm: Toplist thảo được tăng sinh lý nam được dùng phổ biến nhất