Tác dụng của nấm ngọc cẩu là gì mà được xếp vào danh sách các thảo dược tốt cho nam giới? Cách dùng nấm ngọc cẩu đơn giản nhất? Ai nên dùng và ai cần tránh khi dùng nấm ngọc cẩu? Cùng Mentifam tham khảo thông tin về nấm ngọc cẩu hay nấm tỏa dương qua bài viết sau nhé!
Nấm ngọc cẩu là gì?
Nấm ngọc cẩu là tên của một loại thực vật ký sinh có tên khoa học là Cynomorium Songaricum, thành viên họ Balanophoraceae (Gió đất). Các tên gọi khác của nấm ngọc cẩu là tỏa dương, củ gió đất, địa mao đầu, củ pín, xà cô, cây không lá, nấm cu chó, cỏ ngọt núi… Trong Đông y, nấm ngọc cẩu được gọi với cái tên phổ biến là tỏa dương (锁阳 – Suo Yang).
Nấm ngọc cẩu thường sống ký sinh trên các thân gỗ lớn dưới lòng đất. Thân cây rất mập với hình trụ nổi lên mặt đất, phần lớn còn lại vùi trong đất. Thân nấm có hoa dày đặc cùng các lá bắc hình vảy. Nấm không có diệp lục, nổi bật với màu tím sẫm hoặc đỏ.
Thực tế nấm ngọc cẩu không phải thuộc họ nhà nấm. Nó được gọi là ‘nấm’ chỉ vì có hình dáng phần thân chồi lên mặt đất giống như cây nấm mà thôi.
Nấm ngọc cẩu xuất hiện nhiều ở vùng bờ biển Địa Trung Hải và Trung Á, Trung Quốc. Cây tỏa dương phổ biến ở nước ta có 3 loài. Xuất hiện nhiều ở ở miền núi phía Bắc như Hà Giang, Lạng Sơn, Bắc Kạn…
Có thể thu lấy toàn cây để dùng làm vị thuốc. Tuy nhiên, chỉ nên lấy những cây có kích thước to bằng ngón tay và đã có màu nâu đỏ sẫm, sau đó đem phơi khô, dùng dần, lúc này dược liệu sẽ mềm và chuyển thành màu đen đồng nhất.
Nấm ngọc cẩu được dùng phổ biến để chữa trị một số bệnh và cải thiện sinh lý nam. Dân gian thường dùng ngọc cẩu dưới dạng ngâm rượu.
Nấm ngọc cẩu có tác dụng gì?
Tác dụng của nấm ngọc cẩu theo Đông y
Theo Đông y, tỏa dương có vị chát nhẹ, hơi ngọt, tính ôn, không độc. Đi vào tỳ, thận, công dụng bổ thận, kiện tỳ, trợ tiêu hóa, lợi tiểu, cường dương, nhuận táo, hoạt tràng, bổ máu, giảm đau,… Chủ trị thận hư yếu, ăn không ngon, đau lưng mỏi gối, di tinh, liệt dương, táo bón mạn tính…
Tác dụng của nấm ngọc cẩu theo y học hiện đại
Theo Y học hiện đại, nấm ngọc cẩu có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, giảm đau, giảm viêm nhiễm trùng, chống lão hóa. Ngọc cẩu cũng giúp c \ải thiện chức năng của tuyến yên, vùng dưới đồi và tuyến thượng thận, tốt cho sinh lý.
Đặc biệt nấm ngọc cẩu chứa các chất chống oxy hóa từ đó có khả năng ngăn ngừa stress oxy hóa, triệt tiêu các gốc tự do. Nó cũng được cho là có khả năng ức chế ngưng tập tiểu cầu, hỗ trợ quá trình tổng hợp ADN và ARN, phòng ngừa bệnh ung thư.
Nấm ngọc cẩu không chỉ tốt cho nam giới mà còn tốt cho cả nữ giới. Giúp phục hồi sức khỏe sau sinh, điều hòa nội tiết tố, trị nám, tàn nhang,…
Cách dùng nấm ngọc cẩu đơn giản nhất
Bài thuốc hoàn viên từ nấm ngọc cẩu
Bài thuốc 1: Nấm ngọc cẩu khô 120g, long cốt 40g, tang phiêu tiêu 120g, bạch linh 40g. Đem tất cả tán bột mịn rồi hoàn viên nhỏ. Ngày uống 2 lần, 15g/lần với nước muối loãng. Công dụng cải thiện sinh lý, tăng cường sức khỏe nam giới.
Bài thuốc 2: Nấm ngọc cẩu, sâm cau, thục địa, câu kỷ tử, phá cố chỉ, ba kích thiên, hồ đào nhục, nhục thung dung, đỗ trọng mỗi vị 160g. Ngưu tất 120g, ích trí nhân 120g. Chùm ngây căn 400g. Hồi hương 40g. Sắc uống với lượng 1/10. Có thể đem ngâm rượu hoặc hoàn viên.
Tác dụng: Bổ thận, tăng sinh, cường dương, nhuận táo, hoạt tràng, cố sáp.
Nấm ngọc cẩu ngâm rượu
Rượu ngâm nấm ngọc cẩu tươi/khô
Nguyên liệu: Nấm ngọc cẩu tươi 1kg (nếu nấm khô thì dùng 0,5kg) mật ong 200ml, rượu nếp trắng trên 40 độ 4-5 lít. Rửa sạch nấm tươi, để ráo nước, tráng qua 1 lần rượu. Cắt nhỏ nấm theo chiều dọc. Cho nấm và mật ong, rượu vào bình ngâm khoảng 30 ngày là dùng được.
Công dụng: Tăng cường sinh lý, bồi dưỡng cơ thể.
Nấm ngọc cẩu ngâm rượu 8 vị
Nấm tỏa dương, nhục thung dung, ba kích thiên, thục địa, câu kỷ tử mỗi loại 16g. Ích trí nhân, ngưu tất, đỗ trọng mỗi loại 12g. Đem ngâm rượu uống. Công dụng: Bổ thận, tăng sinh, cường dương, nhuận táo, hoạt tràng. Chủ trị liệt dương, đái són, đau lưng gối mỏi.
Món ăn từ nấm ngọc cẩu
Ngọc cẩu nấu đuôi lợn chữa liệt dương, xuất tinh sớm
Ngọc cẩu 20g, đỗ trọng 20g, thục địa 15g, 8 quả táo, gừng tươi 15g đập nát, 150g đuôi lợn làm sạch chặt khúc. Cho tất cả vào nồi nấu chính mềm. Chia đều mỗi bữa ăn.
Canh cẩu pín với nấm ngọc cẩu
Cẩu pín 100g, ngọc cẩu 20g. Đem sơ chế thái nhỏ rồi xào hoặc nấu canh ăn. Có thể thay cẩu pín bằng tinh hoàn gà, ngẩu pín dê hoặc bò…
Cháo nấm ngọc cẩu giúp tráng dương
Nấm ngọc cẩu 20g, gạo tẻ 50g, thịt chim sẻ (chim cút, thịt gà, thịt chó, thịt dê, thịt bò,…). Nấu thành cháo chín mềm. Ăn khi ấm nóng.
Đối với các món ăn – bài thuốc chữa trị xuất tinh sớm, liệt dương, bổ thận,… dân gian còn kết hợp nấm ngọc cẩu với nhục thung dung, đảng sâm, hoài sơn, tang thầm, …
Lưu ý khi dùng nấm ngọc cẩu
Nấm ngọc cẩu tuy không độc nhưng một số đối tượng sau không nên dùng:
Người bị hỏa vượng do thiếu âm, tiêu chảy do tỳ hư, táo bón do thừa nhiệt không nên dùng nấm tỏa dương. Người bị rối loạn cương dương, cương cứng nhanh và dễ dàng nhưng kèm theo xuất tinh sớm cũng tránh dùng.
Bên cạnh đó tránh sử dụng nấm ngọc cẩu trong với liều lượng lớn và trong thời gian dài vì có thể gây táo bón.
Khi dùng nấm ngọc cẩu trong các bài thuốc kết hợp với vị thuốc khác, cần chú ý trường hợp mẫn cảm và dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong đó. Tốt nhất cần tham khảo ý kiến bác sĩ/thầy thuốc Đông y trước khi sử dụng.
Bên cạnh đó, khi dùng nấm tỏa dương chữa liệt dương thì nên kiêng thức ăn tanh, lạnh.
Trên đây là một số thông tin về tác dụng của nấm ngọc cẩu và các cách dùng. Cùng với đó là những lưu ý để an toàn khi sử dụng nấm ngọc cẩu. Toàn bộ thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo và không thay thế được ý kiến của bác sĩ.