Kẽm có tác dụng gì với nam giới? Thiếu kẽm có sao không?

Tìm hiểu kẽm có tác dụng gì với nam giới bao gồm cả sức khỏe tổng thể, sinh lý, sinh sản trong đó có chất lượng tinh trùng? Có tới hàng vài chục tác dụng của kẽm có thể kể ra. Ví dụ như tăng cường chức năng miễn dịch, chữa lành vết thương, giúp đông máu. Kẽm cũng giúp hỗ trợ chức năng tuyến giáp và nhiều chức năng khác… Nếu bạn là nam giới đang muốn cải thiện sinh lý hoặc mong có con, đọc ngay bài viết sau nhé!

Xem thêm: Ngoài giàu kẽm sinh học Mentifam còn chứa chất quý gì?

Kẽm là chất gì?

Kẽm là vi chất dinh dưỡng có đặc tính sinh học và cần thiết yếu cho cơ thể con người tăng trưởng và phát triển bình thường. Chất kẽm cần thiết cho mọi giai đoạn lứa tuổi của con người, từ khi hình thành bào thai, trẻ sơ sinh, thiếu niên, người  trưởng thành,…

Đặc biệt kẽm rất cần thiết cho nam giới trong điều ổn định nội tiết tố nam testosterone, đóng vai trò lớn trong sức khỏe sinh lý và sinh sản nam.

Kẽm có tác dụng như thế nào với cơ thể nam?

Kẽm chiếm tỉ lệ khá ít trong cơ thể nhưng được tìm thấy ở hầu khắp tế bào khắp cơ thể mặc dù sự phân phối không đồng đều. Kẽm có mặt nhiều nhất ở tinh hoàn ( khoảng 300mcg/g), tóc (khoảng 150mcg/g), xương (khoảng 100mcg/g). Tiếp đến kẽm cũng hiện diện ở tế bào gan, thận, cơ vân, da, não,..

Cơ thể người trường thành chỉ chứa khoảng 2g kẽm và hàm lượng kẽm cần mỗi ngày không nhiều. Tuy nhiên do cơ thể không tự sản xuất được kẽm nên phải được bổ sung từ bên ngoài qua chế độ ăn uống và bổ sung dinh dưỡng.

Tác dụng của kẽm đối với cơ thể

Vai trò của kẽm như là một chất thiết yếu đối với cơ thể con người là không thể phủ nhận. Điều này được các công trình nghiên cứu khoa học chỉ ra từ lâu. Cụ thể, vai trò của kẽm đối với tế bào và các quá trình sinh học trong cơ thể để thực hiện các chức năng xúc tác, cấu trúc và phản ứng như sau:

Kẽm là thành phần của hàng trăm enzym trong cơ thể

Đối với vai trò sinh học, kẽm tham gia vào các quá trình trao đổi chất của cơ thể thông qua vai trò là thành phần của hơn 400 enzym khác nhau. Các hoạt chất này giúp cho hàng loạt các chức năng của các cơ quan hoạt động bình thường.

Kẽm là thành phần tạo DNA

Kẽm cũng được sử dụng trong để tạo ra DNA (vật liệu di truyền trong tế bào) và protein. Trong thời kỳ mang thai, trẻ sơ sinh, thời thơ ấu và thanh thiếu niên, cơ thể cần kẽm để tăng trưởng và phát triển bình thường.

Kẽm có tác dụng chống oxy hóa mạnh

Xét về chức năng, kẽm hoạt động như một chất chống oxy hóa mạnh. Tức là kẽm ngăn cảm và vô hiệu hóa tác động của các gốc tự do làm hại tế bào cơ thể.

Điều này thể hiện mạnh mẽ hơn khi kẽm có sự kết hợp với các chất chống oxy hóa khác như selen, vitamin C, E,… trong việc chống lại tình trạng stress oxy hóa. Căng thẳng oxy hóa là nguyên nhân của rất nhiều bệnh lý trong đó có sự suy giảm sinh lý và sinh sản ở nam giới.

Tham gia sản xuất nội tiết tố nam testosterone

Trên thực tế kẽm cần thiết cho tất cả mọi người. Tuy nhiên do đặc điểm cấu trúc và sinh lý nên đàn ông cần nhiều kẽm hơn. Đặc biệt tác dụng lớn nhất của kẽm với nam giới chính là sản xuất testosterone. Từ đó giúp duy trì ham muốn tình dục, ngăn ngừa rối loạn cương dương, xuất tinh sớm.

Đảm bảo chất lượng tinh trùng

Với nam giới, kẽm tập trung ở tuyến tiền liệt. Nam giới cần thêm nhiều kẽm vì kẽm tập trung trong tinh dịch. Cứ 50 ml tinh dịch chứa khoảng 10 mg kẽm. Điều này có nghĩa là mỗi lần xuất tinh cơ thể sẽ mất đi lượng kẽm đáng kể. Đây cũng là lý do cần bổ sung kẽm thường xuyên.

Thiếu kẽm chức năng sinh lý suy giảm đồng thời chất lượng tinh trùng cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Theo nghiên cứu, nồng độ kẽm ở nam giới vô sinh thấp hơn nhiều so với người có khả năng sinh sản tốt. Thiếu kẽm ảnh hưởng tới cả hình thái, sự vận động cũng như số lượng của tinh trùng.

Kẽm giúp điều hòa sản xuất isulin

Kẽm cũng là nhân tố góp phần giúp duy trì lượng đường trong máu bình thường. Thông qua đó kiểm soát phần nào tình trạng tiểu đường, thừa cân béo  phì và các vấn đề về tim mạch.

Đối với nam giới nhất là người bị suy giảm sinh lý, một trong các nguyên nhân đến từ vấn đề thừa cân, béo phì.

Tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể

Kẽm giúp hệ thống miễn dịch chống lại vi khuẩn và virus xâm nhập, tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Thông qua đó góp phần hạn chế tình trạng cơ thể mệt mỏi, chán ăn, dễ bị dị ứng,…

Kẽm cũng giúp điều chỉnh hoạt động của tế bào thần kinh, cải thiện tâm trạng. Kẽm cũng giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp collagen, cần thiết cho khả năng tái tạo của các mô (phục hồi, chữa lành) vết thương.

Tham gia xây dựng hệ cơ, xương, tạo máu

Chất kẽm góp phần vào chức năng tạo máu cũng như hệ thống cơ xương (xương, dây chằng, gân, sụn). Kẽm cũng giúp xây dựng khối lượng cơ bắp và sức mạnh cơ.

Làm sao để biết cơ thể có bị thiếu kẽm?

Có 2 cách để nhận biết cơ thể có bị thiếu kẽm hay không.

Một là xem xét các dấu hiệu phổ biến khi bị thiếu kẽm thường gặp ở nam giới Ví dụ như rối loạn chức năng sinh lý, suy giảm ham muốn, xuất tinh sớm, rối loạn cương dương,… Cũng có thể gặp tình trạng như rụng tóc, hói đầu, chán ăn, tâm trạng thất thường, dễ bị cảm cúm,…

Hai là xét nghiệm kẽm hay xét nghiệm định lượng kẽm. Xét nghiệm này nhằm mục đích định lượng nồng độ kẽm trong máu. Qua đó giúp đánh giá về các nguy cơ liên quan đến thiếu và thừa kẽm trong cơ thể.

Ngoài ra làm tinh dịch đồ cũng có thể cho biết bạn có thiếu kẽm không. Kẽm trong tinh dịch bình thường ở vào khoảng 0,3 – 1,5 μmol/L. Sự tăng hay sụt giảm nghiêm trọng đều cảnh báo vấn đề về sức khỏe tinh trùng và sinh sản.

Cách bổ sung kẽm an toàn

Mặc dù kẽm có ở khắp cơ thể nhưng cơ thể không lưu trữ kẽm dư thừa. Do vậy cần phải bổ sung kẽm từ các nguồn khác nhau.

Bổ sung kẽm qua chế độ ăn uống

Sử dụng với các thực phẩm tự nhiên giàu kẽm: hàu, tôm, vẹm, cua,… Đây được cho là cách an toàn nhất tuy nhiên khả năng hấp thu còn tùy thuộc vào cơ thể mỗi người. Mặc khác khi lựa chọn thực phẩm cũng cần cân đối, tránh lạm dụng. Có thể tham khảo chuyên gia dinh dưỡng để biết thực phẩm bạn ăn chứa bao nhiêu kẽm.

Sử dụng kẽm tổng hợp qua đường uống/tiêm

Bổ sung kẽm qua đường uống hoặc tiêm dưới dạng kê toa bởi bác sĩ. Trên thực tế có rất nhiều chế phẩm kẽm như kẽm chelate, kẽm acexamate, kẽm sulfat, kẽm oxit kẽm axetat, kẽm citrate và kẽm picolinate,… Việc sử dụng thuốc kẽm nào và cho tình trạng cụ thể nào cần có ý kiến của bác sĩ sau khi đã xác nhận tình trạng thiếu kẽm.

Tiêm kẽm qua đường tĩnh mạch giúp phục hồi nồng độ kẽm ở những người bị thiếu kẽm. Tuy nhiên sản phẩm tiêm tĩnh mạch cần được thực hiện dưới chỉ định của bác sĩ và giám sát của nhân viên y tế. Quá liều có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng, thậm chí tử vong.

Sử dụng kẽm sinh học chiết xuất từ hàu biển

Một cách được cho là an toàn hơn so với sử dụng thuốc kẽm là sử dụng viên uống bổ sung có chứa kẽm sinh học. Trên thực tế đây là các sản phẩm thực phẩm chức năng có chứa thành phần chiết xuất từ động vật giàu kẽm, ví dụ như bột hàu biển. Cách này thường được sử dụng cho nam giới trưởng thành.

Để tăng thêm hiệu quả của kẽm với nam giới, trong các loại thực phẩm bổ sung cho nam thường có thêm các thảo dược tăng cường sinh lý. Phổ biến như bạch tật lê, dâm dương hoắc, sâm maca, đông trùng hạ thảo,…

Câu hỏi thường gặp về tác dụng của kẽm

Có mấy loại kẽm?

Người ta thường phân biệt kẽm sinh học và kẽm hóa học. Nguồn kẽm sinh học được hấp thu từ thực phẩm qua ăn uống.

Kẽm tổng hợp có sẵn ở nhiều dạng. Kẽm picolinate, kẽm citrate, kẽm axetat, kẽm glycerate và kẽm monomethionine. Các loại kẽm này được cho là dễ hấp thu hơn kẽm sulfat.

Kẽm sulfat là dạng rẻ tiền nhất nhưng lại khó hấp thụ nhất và có thể gây khó chịu cho dạ dày.

Tại sao nam giới cần kẽm và selen?

Cả selen và kẽm đều là các nguyên tố vi lượng có hoạt tính chống oxy hóa. Nhờ đó các chất này giúp cơ thể đối phó tốt hơn với stress oxy hóa, thứ vốn gây tổn thương tế bào và giảm khả năng miễn dịch. Quan trọng hơn cả hai chất này đều góp phần quan trọng vào quá trình sản xuất testosterone và sinh tinh.

Dùng kẽm cùng hay không cùng với thức ăn?

Bổ sung kẽm ít nhất 1 giờ trước hoặc 2 giờ sau bữa ăn được cho là có hiệu quả nhất. Dù vậy nếu cảm thấy khó chịu dạ dày, kẽm có thể được dùng trong bữa ăn.

Không thể dùng kẽm với các loại thuốc nào?

Một số loại thuốc được khuyến cáo không dùng cùng kẽm gồm: thuốc huyết áp, một số loại kháng sinh, thuốc ức chế ACE, cisplatin, thuốc ức chế miễn dịch, thuốc chống viêm không steroid (NSAID), thuốc lợi tiểu thiazide. Các loại thuốc deferoxamine, penicillamine, amiloride.

Dùng kẽm kết hợp với các loại vitamin và khoáng chất nào?

Kẽm, vitamin C, E đều là những chất dinh dưỡng quan trọng và nhiều ý kiến cho rằng cũng phối hợp tốt với nhau. Tuy nhiên không sử dụng thực phẩm bổ sung kẽm cùng lúc với canxi hoặc magie.

Sử dụng quá liều kẽm có sao không?

Nếu ăn quá nhiều thực phẩm chứa kẽm thì lượng kẽm dư thừa sẽ nhanh chóng bị đào thải. Trên thực tế cơ thể chỉ hấp thụ không quá 1/3 lượng kẽm từ thực phẩm.

Nếu nạp kẽm từ thực phẩm bổ sung thì có thể bị dư thừa dẫn đến một số triệu chứng của quá liều kẽm. Ví dụ như buồn nôn, hoặc nôn, chán ăn, đau bụng, tiêu chảy, đau đầu. Giới hạn trên của lượng kẽm an toàn hàng ngày là 45 mg đối với  nam giới trưởng thành.

Trên đây là một số nội dung trả lời cho câu hỏi kẽm có tác dụng gì với nam giới  cùng các thông tin liên quan. Mentifam tự hào là loại viên uống bổ sung có chứa kẽm sinh học (an toàn và tối ưu khả năng hấp thụ) cao. Một trong các loại viên uống tốt cho sinh lý và sinh sản nam.

Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo và không có tác dụng thay t

Xem thêm: Toplist các viên uống hàu biển giàu kẽm tốt cho sinh lý 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn Mua online Nhà thuốc