Viêm tinh hoàn là gì? Nguyên nhân, biểu hiện, chữa trị

Một trong những bệnh nam khoa phổ biến là viêm tinh hoàn. Vậy viêm tinh hoàn là gì? Nguyên nhân, biểu hiện và cách chữa trị ra sao? Cùng với nhiều câu hỏi thường gặp về viêm tinh hoàn có trong vài viết sau đây.

Đọc thêm: Xuất tinh ngược dòng là gì? Nguyên nhân, biểu hiện và cách chữa

Viêm tinh hoàn là gì?

Viêm tinh hoàn là tình trạng viêm ở mô tinh hoàn, thường là biến chứng của các bệnh khác có tính chất truyền nhiễm. Viêm tinh hoàn là bệnh lý tiết niệu, có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên. Tình trạng viêm cũng có thể bao gồm sưng, đau và nhiễm trùng ở mào tinh hoàn goi là viêm mào tinh hoàn.

Viêm tinh hoàn là một trong các bệnh thường gặp ở tinh hoàn. Cùng với đó còn có là giãn tĩnh mạch thừng tinh, viêm mào tinh hoàn, xoắn tinh hoàn…

Viêm tinh hoàn trong tiếng Anh là Orchitis, đây là một trong các bệnh nam khoa thường gặp ở nam giới trong độ tuổi từ 18 – 50. Phổ biến nhất là viêm tinh hoàn một bên do nhiễm trùng tiết niệu.

Viêm tinh hoàn là gì?

 

Biểu hiện của viêm tinh hoàn là gì?

Viêm tinh hoàn cấp tính và mãn tính có các biểu hiện khác nhau một chút.

Đối với viên tinh hoàn cấp tính sẽ thấy có triệu chứng như sau:

  • Vùng da bìu có biểu hiện đau nhức. Hai bên bẹn cũng có cảm giác đau và nhức mỏi.
  • Bị sốt nhẹ, sau đó sốt cao dần.
  • Mào tinh cũng trở nên phù nề, sưng đỏ và đau rát gây đau khi vận động.
  • Không rõ ràng ranh giới giữa tinh hoàn và mào tinh hoàn.

Viêm tinh hoàn mạn tính sẽ thấy có triệu chứng như sau:

  • Khó khăn và đau nhức trong việc di chuyển.
  • Tinh hoàn và vùng bìu bị đau nhức nặng, phần mào tinh hoàn sưng tấy.
  • Cơ thể suy nhược, sốt cao.

Nguyên nhân gây viêm tinh hoàn

Nguyên nhân gây viêm tinh hoàn là nhiễm trùng do vi-rút hoặc vi khuẩn có thể gây viêm tinh hoàn. Đôi khi không tìm ra nguyên nhân.

Viêm tinh hoàn do vi khuẩn

Viêm tinh hoàn do vi khuẩn có thể có liên quan hoặc là kết quả của viêm mào tinh hoàn. Khi nhiễm trùng niệu đạo hoặc bàng quang lan tới mào tinh hoàn thường gây ra viêm mào tinh hoàn.

Viêm mào tinh hoàn thường nguồn gốc từ vi khuẩn với mầm bệnh phổ biến nhất là Neisseria gonorrhoeae ở nam giới từ 14-35 tuổi. Và vi khuẩn Escherichia coli là nguyên nhân phổ biến nhất ở các bé trai dưới 14 tuổi và ở nam giới trên 35 tuổi.

Viêm tinh hoàn do virus

Nhiễm virus khác nhau. Sự hiện diện của vi-rút cúm, bệnh lao, thương hàn, quai bị, cytomegalovirus, mụn rộp, v.v. trong cơ thể làm giảm khả năng miễn dịch, khiến nam giới dễ bị viêm tinh hoàn hơn.

Virus quai bị thường gây ra viêm tinh hoàn do virus. Gần 1/3 người nam khi sinh ra mắc quai bị sau tuổi dậy thì bị viêm tinh hoàn. Điều này thường xảy ra từ 4 – 7 ngày sau khi mắc quai bị. Tuy nhiên ngày nay trẻ được tiêm vắc-xin phòng quai bị, viêm tinh hoàn do quai bị ít xảy ra hơn trước đây.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ viêm tinh hoàn

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ viêm tinh hoàn.

Tình trạng bệnh lý bất ổn mà không được điều trị làm tắc nghẽn đường tiết niệu. Chúng bắt nguồn bởi phì đại tuyến tiền liệt hoặc mô sẹo ở niệu đạo (hẹp niệu đạo)..

Các thủ thuật thực hiện qua niệu đạo cũng làm tăng nguy cơ viêm tinh hoàn. Các thủ thuật này bao gồm việc đặt ống thông, hoặc ống soi vào bàng quang.

Chấn thương: Chấn thương nghiêm trọng hoặc can thiệp phẫu thuật không thành công dẫn đến tổn thương màng nhầy có thể dẫn đến sự xuất hiện của quá trình viêm ở tinh hoàn.

Yếu tố nguy cơ chính gây viêm tinh hoàn do quai bị là không tiêm vắc-xin phòng quai bị.

Các hành vi tình dục có thể dẫn đến nguy cơ mắc bệnh viêm tinh hoàn lây truyền qua đường tình dục. Những hành vi đó bao gồm:

  • Có nhiều hơn một bạn tình.
  • Quan hệ tình dục với bạn tình mắc bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI)
  • Quan hệ tình dục không dùng bao cao su.
  • Tiền sử cá nhân mắc bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục. Viêm niệu đạo, viêm tuyến tiền liệt và các bệnh khác kích thích sự phát triển của bệnh tật.

Chẩn đoán bệnh viêm tinh hoàn

Nếu thấy xuất hiện một trong các triệu trứng dưới đây của viêm tinh hoàn, nên sơm thăm khám nam khoa. Bác sĩ sẽ tiến hành các phương pháp chẩn đoán, xét nghiệm.

  • Siêu âm bìu: Đánh giá tình trạng của tinh hoàn bị ảnh hưởng, quá trình viêm và loại trừ các bệnh lý đi kèm. Ví dụ như khối u, xoắn tinh hoàn, áp xe. Siêu âm có thể được thực hiện với Doppler để hình dung rõ hơn.
  • Xét nghiệm tinh dịch đồ: nhằm xác định nguyên nhân gây nhiễm khuẩn.
  • Phân tích Mycobacteria bệnh lao.
  • Xét nghiệm máu: Để xác định nồng độ bạch cầu. Sự bất thường về lượng bạch cầu trong máu và tốc độ lắng máu, nếu cả 2 chỉ số này đều tăng cao thì rất có thể nam giới đã bị viêm tinh hoàn.
  • Xét nghiệm nước tiểu: Nhằm xác định khả năng viêm nhiễm để xác định nguyên nhân gây nhiễm khuẩn.
  • Phết niệu đạo: Có thể được chỉ định nếu có tiền sử bệnh về hệ thống sinh dục.

Cụ thể, bác sĩ sẽ thông báo về các xét nghiệm cần thiết sau khi khám và hỏi tiền sử bệnh. Trong giai đoạn phát triển cấp tính của viêm tinh hoàn, bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm đau để giảm đau và cải thiện tình trạng viêm.

Hậu quả của bệnh viêm tinh hoàn là gì?

Thông thường, viêm tinh hoàn sẽ cải thiện khi được chăm sóc hỗ trợ. Có thể mất vài tuần hoặc vài tháng trước khi cơn đau và sưng biến mất. Tuy nhiên nếu không được điều trị, viêm tinh hoàn có thể dẫn tới biến chứng, thậm chí rất nguy hiểm.
Các biến chứng của viêm tinh hoàn có thể bao gồm:
  • Teo mô tinh hoàn: Theo thời gian, viêm tinh hoàn có thể khiến tinh hoàn bị ảnh hưởng co lại, giảm kích thước và mất khả năng thực hiện các chức năng của mình.
  • Áp xe bìu. Mô bị nhiễm trùng chứa đầy mủ. Tình trạng này cần được chăm sóc y tế khẩn cấp vì nhiễm trùng có thể lan rộng. Viêm mủ hoại tử có thể lan tấy tầng sinh môn, thiếu máu tinh hoàn…
  • Yếu sinh lý: Viêm tinh hoàn khiến cho cơ thể sản xuất quá ít testosterone, còn gọi là suy sinh dục.
  • Vô sinh: Viêm tinh hoàn làm tắc nghẽn con đường di chuyển tinh trùng. Hệ quả của viêm mãn tính kèm theo sự xuất hiện của các rối loạn cấu trúc. Trường hợp viêm cả hai tinh hoàn, sẽ dẫn đến vô sinh. Với tổn thương một bên, cơ hội thụ thai thành công giảm đi một nửa.
  • Tràn dịch màng tinh hoàn (Hydrocele): Sự tích tụ chất lỏng huyết thanh giữa các màng tinh hoàn.

Phòng ngừa viêm tinh hoàn

Từ các nguyên nhân gây bệnh viêm tiêm hoàn, việc phòng ngừa viêm tinh hoàn là điều đặc biệt cần lưu ý. Một trong các vấn đề  quan trọng chính là thực hiện các biện pháp bảo vệ và duy trì sức khỏe cá nhân.

  • Điều trị kịp thời các bệnh cấp tính và mãn tính của hệ thống sinh dục.
  • Tránh làm chấn thương tầng sinh môn. Hạn chế sờ nắn tinh hoàn hoặc mặc quần lót quá chật.
  • Quan hệ tình dục an toàn: Viêm tinh hoàn có thể trở thành một biến chứng sau khi mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Do vậy nam giới phải sử dụng biện pháp an toàn khi quan hệ như bao cao su. Không thực hiện các hành vi kích thích tình dục gây tổn thương niêm mạc niệu đạo.
  • Tiêm phòng quai bị: Đối với bé trai, trong trường hợp không có chống chỉ định, việc tiêm vắc xin quai bị đúng thời gian là đặc biệt quan trọng.
  • Giữ vệ sinh cá nhân tốt: Vệ sinh vùng sinh dục hàng ngày và sau khi quan hệ tình dục để ngăn ngừa nhiễm trùng.
  • Tự kiểm tra tinh hoàn thường xuyên. Khám sức khỏe, khám nam khoa định kỳ để phát hiện và điều trị sớm các vấn đề về sức khỏe sinh sản.
  • Cân đối dinh dưỡng, bổ sung thực phẩm giàu chất chống oxy hóa.
  • Nếu thấy những dấu hiệu bất thường cần đến ngay bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám.

Cách chữa trị viêm tinh hoàn

Phương pháp điều trị viêm tinh hoàn tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.

Điều trị viêm tinh hoàn do vi khuẩn

Sử dụng thuốc kháng sinh. Nếu nguyên nhân gây nhiễm trùng do vi khuẩn là do các bệnh lây truyền qua đường tình dục, bạn tình của người bệnh cũng cần được điều trị. Ngay cả khi các triệu chứng thuyên giảm sớm hơn vẫn cần sử dụng cho đến khi đảm bảo rằng tình trạng nhiễm trùng đã khỏi.
Bìu có thể bị đau trong vài tuần hoặc vài tháng sau khi điều trị. Nghỉ ngơi, hỗ trợ bìu bằng dây đeo thể thao, chườm lạnh và uống thuốc để giúp giảm đau.

Điều trị viêm tinh hoàn do virus

Mục đích điều trị là làm giảm các triệu chứng. Theo đó bác sĩ chỉ định dùng thuốc chống viêm không steroid. Chẳng hạn như ibuprofen (Advil, Motrin IB, các loại khác). Hoặc naproxen sodium (Aleve).
Ngoài ra cần nghỉ ngơi trên giường với bìu được nâng lên. Sử dụng túi chườm lạnh.
Hầu hết những người bị viêm tinh hoàn sẽ bắt đầu cảm thấy khỏe hơn sau 3 đến 10 ngày. Nhưng có thể mất vài tuần để bìu hết đau. Đôi khi, cơn đau và sưng có thể kéo dài trong vài tháng.

Câu hỏi thường gặp về bệnh viêm tinh hoàn

Triệu chứng của viêm tinh hoàn là gì?

Có thể bị đau dữ dội ở vùng tinh hoàn bị viêm cùng với việc bìu sưng tấy và đỏ. Khi tình trạng mưng mủ xảy ra, có thể xác định có các nốt ở đó mủ chảy ra. Nếu quá trình viêm thành mãn tính, cơn đau sẽ trở nên thường xuyên hơn.

Điều gì xảy ra nếu viêm tinh hoàn không được điều trị?

Viêm tinh hoàn cấp tính kéo dài khoảng 2 tuần. Nếu không được chữa khỏi trong thời gian này, nó sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính. Nếu viêm tinh hoàn mãn tính không được điều trị trong một thời gian dài, chức năng tinh hoàn sẽ bị suy giảm không hồi phục. Trong một số trường hợp, phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn có thể cần thiết.

Viêm tinh hoàn có ảnh hưởng tới khả năng sinh sản không?

Viêm tinh hoàn không phải lúc nào cũng ảnh hưởng đến cả hai tinh hoàn. Trong trường hợp đó khả năng sinh sản ít bị ảnh hưởng hơn. Tuy nhiên, nếu cả hai tinh hoàn đều bị ảnh hưởng thì khả năng sinh sản bị suy giảm từ 10 – 30% do teo tinh hoàn và sản xuất tinh trùng thấp. Nó có thể khiến cơ thể sản xuất quá ít testosterone, một tình trạng gọi là suy sinh dục.

Viêm tinh hoàn có bị lây nhiễm không?

Có. Có một số con đường có thể lây truyền viêm tinh hoàn, tùy thuộc vào nguyên nhân xuất hiện của nó. Khi bị nhiễm virus, quá trình lây nhiễm có tính chất là đường máu. Khi mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, con đường lây nhiễm duy nhất là tiếp xúc.

Viêm tinh hoàn do quai bị là như thế nào?

Viêm tinh hoàn là một trong các biến chứng thường gặp ở quai bị, gây ra đau và sưng tinh hoàn. Tình trạng này ảnh hưởng đến 1 trong 3 nam giới mắc quai bị sau tuổi dậy thì. Thông thường tình trạng sưng thường xảy ra đột ngột và chỉ ảnh hưởng đến một bên tinh hoàn.

Tình trạng sưng tinh hoàn thường bắt đầu từ 4 – 8 ngày sau khi tuyến mang tai sưng. Thỉnh thoảng, tình trạng sưng có thể kéo dài tới 6 tuần sau khi tuyến bị sưng.

 

Trên đây là nội dung tìm hiểu viêm tinh hoàn là gì? Nguyên nhân, biểu hiện, cách chữa trị và câu hỏi thường gặp về viêm tinh hoàn. Thông tin trong bài viết chỉ mang tính tham khảo và không thay thế được ý kiến của bác sĩ.

Đọc thêm: Danh sách các loại bao cao su chống xuất tinh sớm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn Mua online Nhà thuốc