Khi tìm hiểu về tình trạng vô sinh hiếm muộn, bạn có thể không hiểu vô sinh thứ phát là gì? Trên thực tế một thách thức khi cố gắng thụ thai lần nữa. Vậy lý do tại sao việc mang thai có thể không xảy ra lần thứ hai sau khi sinh con. Cùng với đó là các yếu tố tiềm ẩn góp phần gây ra vô sinh thứ phát và cách điều trị.
Đọc ngay: Tổng hợp các nguyên nhân gây vô sinh thường gặp ở nam giới
Vô sinh thứ phát là gì?
Vô sinh thứ phát là tình trạng không có khả năng thụ thai hoặc mang thai đủ tháng sau khi sinh một hoặc nhiều con. Tình trạng này thường đề cập đến các cặp vợ chồng đã cố gắng thụ thai trong 6 tháng đến 1 năm.
Phân biệt vô sinh thứ phát và nguyên phát
Gọi là vô sinh thứ phát để phân biệt với vô sinh nguyên phát (khó thụ thai lần đầu). Điều khác biệt giữa các khái niệm là vô sinh nguyên phát là tình trạng chưa tình mang thai, có con. Còn vô sinh nguyên phát tức là đã từng có con hoặc có thai nhưng hiện tại gặp khó khăn trong thụ thai lần tiếp theo.
Vô sinh thứ phát là vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến rất nhiều cặp vợ chồng trên toàn thế giới. Theo thống kê, các vấn đề về khả năng sinh sản ảnh hưởng đến khoảng 15% dân số. Trong khi vô sinh thứ phát ảnh hưởng đến khoảng 5%. Ở Việt Nam, tỉ lệ này cũng đang tăng lên.
Các loại vô sinh thứ phát
Vô sinh thứ phát có thể được chia thành hai loại chính là tạm thời hoặc vĩnh viễn.
Vô sinh thứ phát tạm thời: Cặp đôi có thể gặp khó khăn trong việc thụ thai trong một thời gian giới hạn. Nguyên nhân thường do các yếu tố như stress kéo dài, thay đổi lối sống,.. Cũng có thể do tình trạng sức khỏe tạm thời. Nếu giải quyết được các vấn đề này thì khả năng sinh sản có thể được phục hồi.
Vô sinh thứ phát vĩnh viễn: Liên quan đến các vấn đề phức tạp và kéo dài hơn gây cản trở việc thụ thai. Ví dụ như tuổi cao, tình trạng bệnh lý nghiêm trọng. Cũng có thể do các thủ thuật phẫu thuật đã thực hiện gây ảnh hưởng và không thể đảo ngược.
Nguyên nhân gây vô sinh thứ phát là gì?
Cũng như vô sinh nguyên phát, vô sinh thứ phát xảy ra ở cả nam và nữ hoặc đồng thời do cả hai. Điều này bắt nguồn từ các nguyên nhân khác nhau từ hệ thống sinh sản, bệnh lý, chất lượng trứng, chất lượng tinh trùng,… Hoặc thậm chí có cả các nguyên nhân không rõ ràng. Việc tìm hiểu cụ thể hơn về nguyên nhân gây vô sinh thứ phát sẽ giúp ích cho các cặp đôi đang muốn có thêm con.
Nguyên nhân gây vô sinh thứ phát ở phụ nữ
- Rối loạn nội tiết tố nữ
- Mắc các bệnh lý hoặc viêm nhiễm ở hệ thống sinh sản. Ví dụ như u xơ tử cung; viêm vùng chậu, ung thư, buồng trứng đa nang, lạc nội mạc tử cung
- Gặp vấn đề rụng trứng
- Ống dẫn trứng bị hỏng hoặc bị tắc, viêm – dính vòi trứng
- Biến chứng từ lần mang thai trước hoặc phẫu thuật
Các yếu tố có thể gây vô sinh thứ phát ở nam giới
- Khả năng sản xuất tinh trùng thấp hoặc chất lượng tinh trùng thấp
- Tuổi tác tăng cao, cân nặng (quá béo hoặc quá gầy)
- Sử dụng steroid hoặc thuốc đặc biệt
- Các tổn thương hệ thống sinh sản: Ví dụ như mắc bệnh lý cơ quan sinh dục từ chấn thương bộ phận sinh dục, giãn tĩnh mạch thừng tinh, viêm teo tinh hoàn. Hoặc các rối loạn xuất tinh, xuất tinh ngược dòng…
Các nguyên nhân có ở cả hai giới
Tuổi tác: Tuổi của cha và mẹ ngày càng cao có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Khi một người già đi, chất lượng và số lượng trứng và tinh trùng có thể giảm. Từ đó khiến việc thụ thai tự nhiên trở nên khó khăn hơn.
Yếu tố lối sống: Lối sống thiếu lành mạnh với các thói quen có hại như hút thuốc, uống rượu quá mức và căng thẳng,… Nó cũng có thể do việc sử dụng một số loại thuốc không theo hướng dẫn của bác sĩ. Tiền sử mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục. Hay các mối nguy hại cho sức khỏe như tiếp xúc với độc tố, hóa chất, bức xạ,…
Các vấn đề về dinh dưỡng: Ăn uống thiếu chất cần thiết cho sức khỏe sinh sản. Ăn các thực phẩm có hại cho sức khỏe sinh sản. Các thói quan xấu trong ăn uống cũng ảnh hưởng xấu tới chất lượng trứng/tinh trùng. Ngoài ra cân nặng (quá béo hoặc quá gầy) cũng ảnh hưởng tới sinh sản.
Chẩn đoán vô sinh thứ phát như thế nào?
Việc chẩn đoán vô sinh thứ phát cần có những đánh giá toàn diện. Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng và chỉ định vợ/chồng tiến hành những xét nghiệm gồm:
Chẩn đoán vô sinh thứ phát bao gồm đánh giá toàn diện tiền sử bệnh lý của cặp đôi. Cùng với đó là thực hiện một loạt các xét nghiệm.
Ở người chồng: Bác sĩ có thể chỉ định bạn xét nghiệm tinh dịch đồ, siêu âm bìu, xét nghiệm hormone, xét nghiệm di truyền, chọc hút mào tinh, sinh thiết tinh hoàn…
Ở người vợ: Bác sĩ có thể chỉ định bạn chụp buồng tử cung, kiểm tra khả năng dự trữ của buồng trứng, xét nghiệm hormone, kiểm tra sự rụng trứng, siêu âm vùng chậu…
Khi nào nên đi khám bác sĩ?
Nếu người phụ nữ dưới 35 tuổi, việc mất 6 tháng đến 1 năm để thụ thai là hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên nếu sau hơn 1 năm mà vẫn chưa mang thai lần tiếp theo, bạn nên trao đổi với bác sĩ.
Nếu trên 35 tuổi, các chuyên gia khuyên bạn nên tìm sự trợ giúp từ chuyên gia về khả năng sinh sản sau 6 tháng thường xuyên cố gắng thụ thai mà không dùng biện pháp tránh thai.
Nếu bạn trên 40 tuổi, có lẽ bạn sẽ muốn bắt đầu hành trình tìm kiếm lần mang thai thứ hai bằng việc đánh giá khả năng sinh sản của bác sĩ. Tương tự nếu bạn đời của bạn trên 40 tuổi, vì 35 đến 40 phần trăm các vấn đề về khả năng sinh sản có thể bắt nguồn từ người đàn ông, và tuổi tác của một người đàn ông ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng của anh ta.
Tất nhiên, nếu bạn có tiền sử vô sinh hoặc bất kỳ yếu tố nào có thể cản trở khả năng sinh sản, nên liên hệ để được hỗ trợ ngay từ đầu.
Điều trị vô sinh thứ phát như thế nào?
Với sự tiến bộ của y học hiện đại, có nhiều phương pháp khác nhau để điều trị vô sinh trong đó có vô sinh thứ phát. Việc áp dụng phương pháp thuốc, phẫu thuật hoặc hỗ trợ thụ thai sẽ tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể theo chỉ định của bác sĩ.
Phương pháp sẽ được đưa ra sau khi có sự thăm khác tổng quát của bác sĩ để tìm ra nguyên nhân. Điều này sẽ giúp quá trình điều trị thuận lợi và có hiệu quả.
Điều trị bằng phương pháp nội khoa
Dùng các thuốc điều trị các bệnh lý suy giảm chất lượng tinh trùng ở nam giới. Hoặc thuốc điều trị hỗ trợ buồng trứng đa nang ở nữ giới. Hay thuốc uống hoặc tiêm hỗ trợ rụng trứng,…
Điều trị bằng phương pháp ngoại khoa
Bao gồm can thiệp phẫu thuật để điều chỉnh các bất thường về sinh sản. Ví dụ như phẫu thuật gỡ dính buồng tử cung, phẫu thuật thăm dò mổ thông vòi tử cung ở nữ. Hoặc phẫu thuật giãn tĩnh mạch thừng tinh ở nam giới…
Các công nghệ hỗ trợ sinh sản
Có rất nhiều phương pháp, kỹ thuật hay các công nghệ hỗ trợ sinh sản hiện đại được áp dụng trong điều trị vô sinh. Phổ biến như thụ tinh trong tử cung IUI, thụ tinh trong ống nghiệm IVF hay tiêm tinh trùng vào bào tương trứng ICSI…
Câu hỏi thường gặp về vô sinh thứ phát
Vô sinh thứ phát có phổ biến không?
Có Vô sinh thứ phát phổ biến hơn mọi người vẫn nghĩ. Nó chiếm khoảng 50% các trường hợp vô sinh. Trên thực tế, nhiều cặp đôi gặp phải tình trạng vô sinh thứ phát hơn là vô sinh nguyên phát (vô sinh lần đầu). Tình trạng này đặc biệt phổ biến ở những cặp đôi mà người vợ ở vào độ tuổi cuối 30 hoặc 40 đang cố gắng sinh con thứ hai.
Vợ hay chồng là nguyên nhân gây vô sinh thứ phát?
Vô sinh nói chung và vô sinh thứ phát nói riêng không chỉ là vấn đề của riêng phụ nữ. Khoảng 1/3 trường hợp vô sinh có liên quan đến nam giới và 1/3 yếu tố khác liên quan đến nữ giới. Đối với 1/3 trường hợp vô sinh còn lại có thể do cả 2 hoặc không rõ nguyên nhân.
Vô sinh thứ phát có chữa được không?
Có. Bạn có thể mang thai khi bị vô sinh thứ phát. Đó là một tình trạng phổ biến thường dẫn đến mang thai khi được điều trị.
Thay đổi lối sống có thể cải thiện tình trạng vô sinh thứ phát không?
Có, việc áp dụng lối sống lành mạnh hơn có thể tác động tích cực đến khả năng sinh sản và tăng cơ hội thụ thai.
Vô sinh thứ phát có thể là một vấn đề mang tính thử thách đối với các cặp đôi đang hy vọng có thêm con. Tuy nhiên sự hỗ trợ trong điều trị y tế có thể sẽ mang lại hiệu quả tốt. Điều này cần được thăm khám càng sớm càng tốt.
Trên đây là các thông tin tìm hiểu vô sinh thứ phát là gì, nguyên nhân, cách chữa trị. Lưu ý nội dung bài viết chỉ mang tính tham khảo và không thay thế được ý kiến của bác sĩ.
Đọc thêm: Cải thiện chất lượng tinh trùng tăng cơ hội thụ thai với Mentifam