Sâm cau có tác dụng gì mà quý ông rất ưa sử dụng? Sâm cau có tốt cho sinh lý nam không? Cách ngâm rượu sâm cau như thế nào? Ai không nên dùng sâm cau? Thêm nhiều thông tin về thảo dược sâm cau sẽ có trong bài viết dưới đây.
Cây sâm cau là gì?
Cây sâm cau là một loài thực vật có hoa có tên khoa học là Curculigo orchioides Gaertn., họ Thủy tiên (Amaryllidaceae). Sâm cau cao khoảng hơn 40cm, thân ngầm hình trụ dài (thường gọi là củ). Lá sâm cau có hình mác hẹp với đầu nhọn, cuống dài trông gần giống lá cau.
Sâm cau mọc nhiều ở Trung Quốc, Nhật Bản, tiểu lục địa Ấn Độ, các nước Đông Dương.Sâm cau có nhiều tên gọi khác nhau như độc mao căn, tiên mao căn, địa tông căn, độc cước tiên mao, tiên mao sâm,… Sâm cau theo tiếng dân tộc còn được gọi với nhiều tên như ngải cau, cồ nốc lan hay nam sáng ton, soọng ca, thài léng,…
Sâm cau tiên mao là vị thuốc trong y học cổ truyền được dùng để chữa trị một số bệnh. Phần dùng được của sâm cau chủ yếu là rễ. Nó được sử dụng trong việc điều chế và tạo ra các vị thuốc, chiết xuất hoặc dùng trực tiếp.
Tác dụng của sâm cau
Sâm cau đã được cả y học truyền thống và hiện đại chỉ ra các tác dụng đối với sức khỏe.
Tác dụng của sâm cau theo Đông y
Trong cuốn “Những cây thuốc vị thuốc Việt Nam” của Đỗ Tất Lợi, sâm cau được chỉ ra là một loại thuốc tốt cho nam giới. Theo đó, sâm cau có vị thơm nhẹ, tính ấm, đi vào 3 kinh Thận, Can (gan) và Tỳ (dạ dày). Tác dụng của sâm cau là bổ thận khí, tráng dương, mạnh gân cốt, ôn trung, táo thấp, tán ứ, trừ hàn thấp, điều hòa tiêu hóa.
Theo đó sâm cau dùng để điều trị liệt dương, yếu sinh lý, tinh lạnh (tinh dịch có nhiệt độ thấp và không ấm nóng), tiểu tiện không cầm được, chân tay và lưng lạnh.
Sâm cau được cho là có thể dùng 3 – 6g/ ngày dưới dạng sắc uống, ngâm rượu hoặc chế biến với món ăn.
Tác dụng của sâm cau theo y học hiện đại
Khoa học hiện đại chỉ ra nhiều dưỡng chất, hoạt chất quý trong cả thân và rễ sâm cau. Các hoạt chất như tanin, acid béo, beta-sitosterol, stigmasterol, các chất thuộc nhóm cycloartan, flavonoid, saponin,…
Tác dụng của các hoạt chất được nhắc đến khá đa dạng như: Curculigo saponin C và F trong sâm cau có thể tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Steroid trong sâm cau có tác dụng dạng như testosteron, giúp tăng hưng phấn.
Nhóm chất Cycloartan Triterpen Saponin trong sâm cau giúp kích thích thích sản sinh testosterone. Chất Curculigosid có trong sâm cau giúp bảo vệ tế bào thần kinh và làm dịu căng thẳng trí não.
Cách dùng sâm cau đơn giản
Sâm cau có thể được dùng theo nhiều cách khác nhau như ngâm rượu, nấu trà, nấu với món ăn. Y dược học hiện đại cũng đã chiết xuất sâm cau dưới dạng viên uống đơn giản, dễ sử dụng.
Cách ngâm rượu sâm cau
Tùy theo mục đích có thể ngâm sâm cau riêng hoặc kết hợp với các thảo dược khác.
Rượu sâm cau 1 vị
Nguyên liệu: Sâm cau 100g, đem thái mỏng, sao vàng; rượu trắng 1,5l; ngâm trong vòng 15 ngày. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 15-30ml (1 chén nhỏ). Uống trước 2 bữa ăn chính
Công dụng: Bổ thận tráng dương, trị phong thấp, liệt dương, lưng gối đau mỏi, thần kinh suy nhược.
Rượu sâm cau ngũ vị
Nguyên liệu: Sâm cau khô 100g, dâm dương hoắc khô 100g, nấm ngọc cẩu khô 100g, ba kích khô 100g, rượu trắng trên 40 độ: 1 – 1,5 lít. Ngâm 30 ngày là có thể dùng được. Cách dùng: Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần không uống quá 10ml.
Công dụng: Bổ thận tráng dương, tốt cho nam giới cải thiện sinh lý.
Rượu sâm cau khô mật ong
Nguyên liệu: Sâm cau tươi thái mỏng, sao vàng 1kg, mật ong 200 – 500ml, rượu trắng 4 lít. Ngâm trong thời gian từ 30 ngày là được. Cách dùng: Mỗi ngày uống 1-2 lần, mỗi lần 10-15ml.
Món ăn – bài thuốc từ sâm cau
Sâm cau tiên mao có thể sử dụng để nấu trà, nấu với các món ăn để trở nên bổ dưỡng hơn. Đặc biệt thường kết hợp với các thảo dược.
Trà sâm cau trị liệt dương
Bài 1: Sâm cau 20g. Sâm bố chính, ngưu tất, tục đoạn, câu kỷ tử, trâu cổ, thạch hộc, hoài sơn, ba kích thiên, mỗi mỗi loại 12g. Nữ trinh tử, ngũ gia bì mỗi thứ 8g.
Nguyên liệu đem rửa sạch, lát mỏng, nhỏ, phơi hoặc sấy khô. Nấu với 750ml nước, sắc còn 300ml. Chia 2 – 3 lần uống trong ngày. Uống trước bữa ăn. Công dụng: Chữa liệt dương do rối loạn thần kinh chức năng
Bài 2: Sâm cau 20g, hồ đào nhục (óc chó), ba kích, phá cố chỉ, thục địa, mỗi loại 16g. Tiểu hồi hương 4g. Nấu với 750ml nước, sắc còn 250ml. Chia 2 lần uống trong ngày, uống trước bữa ăn.
Sâm cau viên mật ong
Sâm cau 300g đã sấy khô, thái nhỏ, nghiền bột mịn. Đem bột sâm cau trộn đều với mật ong rồi hoàn viên nhỏ. Ngày uống 2 lần (lúc đói bụng), mỗi lần uống 3g.
Công dụng: Cải thiện sức khỏe tình dục, tốt cho người bị suy nhược cơ thể, giảm phong tê thấp.
Sâm cau hầm thịt lợn tráng dương
Cách làm: Sâm cau 15g hầm với 200 g thịt lợn nạc để ăn. Công dụng: Bổ thận tráng dương, chữa nam giới vô sinh do tinh dịch dị thường.
Sâm cau hầm thịt gà bổ thận dương
Nguyên liệu: 200g thịt gà, 10g sâm cau, 10g dâm dương hoắc. Gia vị các loại.
Thịt gà làm sạch, chặt miếng, ướp gia vị cho thấm đều. Cho vào nồi hầm cùng 2 vị thảo dược đến khi chín nhừ. Ăn khi còn nóng.
Công dụng: Tăng sinh lực, bổ khí huyết, bổ thận dương, khai trừ phong thấp. Tốt cho nam giới bị rối loạn cương dương thể thận dương hư, đau lưng mỏi gối.
Lưu ý khi dùng sâm cau để phát huy tác dụng
- Để chữa chứng đau nhức do hàn thấp nên dùng sống chứ không sao tẩm sâm cau.
- Để bổ dương, chữa liệt dương do thận hư, tiểu tiện bất lợi, tiểu đêm hoặc són tiểu: tẩm rượu sao.
- Để tăng cường tác dụng và sử dụng sâm cau hiệu quả có thể dùng phối hợp sâm cau với một số vị thuốc khác. Như ba kích, dâm dương hoắc, nhục thung dung,…
- Khi dùng rượu cần hạn chế dùng chè xanh (tính mát, hạ khí) vì sẽ làm giảm tác dụng của rượu thuốc.
- Không nên ăn củ cải: Tránh ảnh hưởng đến công dụng của các hoạt chất quý trong sâm cau.
- Không nên ăn thực phẩm cay nóng khi dùng sâm cau vì bản thân sâm cau có tính ấm.
Đối tượng không dùng rượu sâm cau
- Sâm cau tính ấm nóng nên khi thời tiết nóng không nên dùng.
- Người bị “âm hư hỏa vượng” (hay bốc nóng lên đầu, đau đầu, hoa mắt chóng mặt, khó ngủ, miệng khô, mặt đỏ, mồ hôi trộm, đại tiện táo,…) không nên sử dụng sâm cau.
- Người thể chất suy nhược không dùng sâm cau vì dùng kéo dài sẽ gây cường dương, hao tổn tinh lực.
- Nam giới mắc các bệnh gan, thận: không nên dùng sâm cau.
Câu hỏi thường gặp với sâm cau tiên mao đen
Phân biệt sâm cau tiên mao với sâm cau đỏ
Sâm cau đề cập ở trên đây là loại sâm cau có phần rễ củ màu đen. Tuy nhiên nhiều người thường nhầm lẫn với một loại rễ cây khác màu đỏ, còn gọi là sâm cau đỏ.
Thực tế thì cả hai loại rễ cây này đều thường được dùng để ngâm rượu. Tuy nhiên chúng có sự khác biệt về công dụng và giá cả. Sâm cau đỏ thường rẻ hơn chỉ bằng nửa giá sâm cau đen. Tác dụng chủ yếu của sâm cau đỏ là lợi tiểu, giải nhiệt, giải độc và không có tác dụng sinh lý.
Sâm cau đen có độc không?
Có. Nếu không sơ chế đúng cách, sâm cau đen có thể gây độc. Ngoài ra cần thận trọng khi dùng và nhất là không dùng cho trẻ em, phụ nữ mang thai và cho con bú.
Tác dụng phụ khi dùng quá liều sâm cau sẽ rất dễ dẫn tới trúng độc với các biểu hiện lưỡi sưng phù và đau, người cuồng táo, bí tiểu tiện.
Nam giới nếu sử dụng sâm cau đen với liều lượng cao và kéo dài sẽ gây ra cường dương, dẫn đến hao tổn tinh lực.
Ngộ độc rượu sâm cau nếu chưa được sơ chế đúng cách hoặc uống quá nhiều có thể xuất hiện triệu chứng co giật, động kinh, thân nhiệt hạ. Trường hợp bị nặng hơn nữa có thể gây nghẹt hoặc ngừng thở.
Cách sơ chế sâm cau để loại bỏ độc tố như thế nào?
Sâm tiên mao có chứa độc tố nhất định do đó cần được sơ chế trước khi sử dụng. Đối với các loại sâm cau đen đã được xử lý, bạn có thể không cần loại bỏ độc tố.
Nếu là loại chưa qua sơ chế khử độc tố, cách làm phổ biến như sau:
- Loại bỏ các râu đất bẩn ở củ sâm cau. Nhớ dùng găng tay để tránh gây ngứa.
- Chuẩn bị chậu nước vo gạo đặc đầy chậu. Cho củ sâm vào ngâm ngập nước khoảng 4-5 tiếng. Ngâm 2-3 lần càng tốt.
- Đem rửa sạch, hong khô vài nắng. Đem đi ngâm rượu hoặc sao tẩm dùng theo cách khác nhau.
- Với ngâm rượu, có thể cẩn thận hơn để khử độc tố bằng cách ngâm qua 1 lần rượu trắng rồi bỏ rượu đi. Ngâm lại lần 2 chính thức.
Nên dùng bao nhiêu sâm cau là an toàn?
Sâm cau có độc tính nhẹ dù đã được khử độc và ngâm rượu. Do đó nên chú ý không dùng quá liều và quá nhiều. Chỉ nên dùng sâm cau từ 3-6g/ngày, dưới dạng sắc uống, thức ăn vị thuốc. Nếu ngâm rượu sâm cau thì mỗi lần chỉ nên uống 10 – 15 ml rượu.
Trên đây là một số thông tin về tác dụng của sâm cau với nam giới, cách dùng và những lưu ý. Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm một số cách sử dụng thảo dược khác tốt cho nam giới cải thiện sinh lý trên web Mentifam.
Bài viết chỉ có tính tham khảo và không thay thế được ý kiến của bác sĩ.
Xem thêm: Viên uống nam giới Mentifam có tốt hơn các loại thảo dược không?