Tác dụng của Selen với nam giới? Thiếu selen có sao không?

Trong danh sách các chất tốt cho nam giới, ngoài kẽm, mangan, selen cũng là chất quan trọng. Vậy tác dụng của selen với nam giới là gì, thiếu selen có sao không? Cách bổ sung selen như thế nào để an toàn?… Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu vì sao nên bổ duy trì chế độ dinh dưỡng với sự có mặt của Selen.

Đọc thêm: Review MenTifam cải thiện sinh lý và sinh sản nam có chứa Selen

Selen là gì?

Selen còn gọi là Selenium, thuộc về các nguyên tố hóa học thuộc nhóm phi kim loại. Trong hóa học, Selen có số nguyên tử 34 và có ký hiệu hóa học là Se, rất hiếm khi được tìm thấy ở dạng nguyên tố trong tự nhiên.

Selen là gì?

Đối với cơ thể con người, Selen là một khoáng chất vi lượng thiết yếu cần cho rất nhiều hoạt động sống của cơ thể. Selen không được sản xuất trong cơ thể con người mà đến từ thực phẩm có nguồn gốc động – thực vật. Ở cơ thể người, selen được dự trữ trong cơ, gan, thận, da và tuyến giáp.

Selen được phát hiện vào năm 1817 bởi Berzelius (nhà hóa học nổi tiếng người Thụy Điển), Selen được đặt theo tên của nữ thần mặt trăng Hy Lạp Selene. Trong lịch sử, một thời gian dài Selen bị coi là độc hại. Nhưng từ những năm 60 của thế kỷ trước, tầm quan trọng của Selen đối với cơ thể con người đã được làm rõ.

Trong y dược, Selen được dùng để điều trị hoặc ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt selen. Sử dụng thay thế như một chất trợ giúp để điều trị viêm tuyến giáp Hashimoto. Đây là một rối loạn tự động miễn dịch của tuyến giáp hoặc để điều trị lượng cholesterol cao.

Selen có tác dụng gì với sức khỏe cơ thể?

Selenium được cơ thể sử dụng để sản xuất protein – selenoprotein. Selen là thành phần của 25 selenoprotein, bao gồm thioredoxin reductase, glutathione peroxidase và selenoprotein P.

Trong khi đó Selenoprotein giữ vai trò rất quan trọng trong quá trình chuyển hóa hormone tuyến giáp, tổng hợp DNA, sinh sản. Đặc biệt là cả việc bảo vệ tế bào khỏi tổn thương oxy hóa và nhiễm trùng.

Selen cần thiết cho cả nam và nữ, trẻ em và người lớn. Theo nghiên cứu, selen có nhiều tác động tới cơ thể con người, bao gồm:

Selen giúp chống oxy hóa

Cùng với các chất khác như kẽm, vitamin E, vitamin C,… selen tham gia vào việc bảo vệ cơ thể chống stress oxy hóa. Selen kết hợp với protein thành selenoprotein, cần thiết cho enzym chống oxy hóa. Selen giúp ngăn chặn quá trình peroxid hóa lipid, ngăn ngừa tổn thương màng tế bào.

Đối với nam giới, việc selen tham gia vào quá trình chống lại stress oxy hóa giúp cải thiện đáng kể chức năng sinh lý. Riêng đối với chức năng sinh sản, selen cũng tốt cho việc bảo vệ sức khỏe tinh trùng.

Selen góp phần vào hoạt động của tuyến giáp

Selenium cải thiện sự hấp thu iốt, bảo vệ tuyến giáp khỏi khỏi gốc tự do cũng như là kích hoạt hormone tuyến giáp hoạt động. Nồng độ selen trong tuyến giáp cao hơn bất kỳ cơ quan nào khác trong cơ thể.

Thông qua việc tác động đến hormone tuyến giáp, selen có vai trò gián tiếp tăng tổng hợp hormone testosterone. Nghiên cứu chỉ ra sự kết hợp của magiê, kẽm, selen giúp cho mức tăng Testosterone tự do và tổng thể cao hơn. Nó cũng giúp tăng sức chịu đựng điều này dẫn đến các bài kiểm tra sức mạnh và phát triển cơ bắp cao hơn. Đây là lý do vì sao người tập thể hình thường bổ sung selen.

Các bệnh về tuyến giáp cũng đóng vai trò là một trong những nguyên nhân gây vô sinh hiếm muộn ở nam. Do vậy vai trò của selen là rất quan trọng điều hòa nội tiết.

Selen cần thiết cho sự hình thành và bảo vệ tinh trùng

Selen được kết hợp trong nang ty thể của tinh trùng. Thiếu selen làm giảm khả năng sản xuất tinh trùng của tinh hoàn. Do đó có ảnh hưởng đến hoạt động và chức năng của tinh trùng. Sự thiếu hụt hoặc quá mức selen có thể làm giảm chức năng di chuyển của tinh trùng.

Điều này được thực hiện thông qua tác dụng chất chống oxy hóa của selen. Selen đã được chứng minh là có tác dụng giảm sự phân mảnh DNA. Tác dụng giảm stress oxy hóa khi sử dụng selen kết hợp với kẽm cũng được đánh giá cao. Điều này có tác dụng bảo vệ sức khỏe tinh trùng.

Hỗ trợ miễn dịch, tiêu hóa

Chức năng này của selen cũng tương tự như kẽm. Đó là giúp cải thiện hệ thống miễn dịch, cải thiện chức năng của đường tiêu hóa. Thiếu selen, cơ thể sẽ không tổng hợp được vitamin C.

Selen giúp cải thiện hệ thần kinh

Selen là vi chất dinh dưỡng cần thiết cho não bộ. Cơ thể được cung cấp đầy đủ selen sẽ giúp tâm trạng được cải thiện tốt. Ngược lại nếu thiếu hụt selen sẽ dbị thiếu hụt selen có thể khiến tâm trạng chán nản, dễ bị kích động.

Selen cũng có ảnh hưởng đến tốc độ luân chuyển của một số chất dẫn truyền thần kinh. Theo nghiên cứu, người bị Alzheimer thường có nồng độ Selen thấp hơn tới 40% so với người bình thường.

Selen giúp tăng cường tuần hoàn

Selen có vai trò kích hoạt hoạt động của hệ tuần hoàn, tăng cường mạch máu, bảo vệ tim mạch. Nó cũng tham gia vào quá trình tái tạo tế bào cơ và da, tham gia phục hồi da, tóc và móng.

Bên cạnh đó, chất selen còn có thể làm giảm nguy cơ ung thư (tuyến tiền liệt, ruột kết, bàng quang, phổi, gan, bệnh bạch cầu,…). Vai trò của selen trong việc ức chế quá trình gây ung thư đã được chứng minh trong các mô hình sinh học.

Biển hiện, triệu chứng khi cơ thể thiếu hụt selen

Trên thực tế việc thiếu hụt selen có thể khá giống với triệu chứng thiếu hụt các nguyên tốt vị lượng khác. Tuy nhiên nó cũng thường liên quan đến các vấn đề về chức năng tuyến giáp, miễn dịch. Nó cũng có thể dẫn đến các vấn đề về tâm thần do sự cản trở hoạt động của một số chất dẫn truyền thần kinh.

Các triệu chứng dưới đây có thể là dấu hiệu cơ thể không có đủ selen:

  • Viêm da, chàm
  • Mệt mỏi, yếu và đau đáng kể ở khớp và cơ
  • Rụng tóc và thay đổi ở móng tay
  • Khả năng miễn dịch giảm, dễ bị nhiễm trùng
  • Cholesterol trong máu tăng
  • Rối loạn chức năng của tuyến tụy và gan
  • Thị lực kém
  • Giảm sản xuất tinh trùng và chức năng sinh sản
  • Tâm trạng bất ổn, hay thay đổi, lo lắng, thậm chí trầm cảm

Trên thực tế để xác định chính xác mức độ thiếu nguyên tố vi lượng, cần phải xét nghiệm máu. Tuy nhiên nếu chế độ dinh dưỡng không đảm bảo cân bằng đồng thời cơ thể có các dấu hiếu như trên, bạn nên chú ý hơn. Nếu các biểu hiện ở trên là thường xuyên và kéo dài, nên tham khảo ý kiến ​​​​bác sĩ.

Những đối tượng dễ bị thiếu hụt selen?

Do cơ thể người không tự sản xuất được selen nên nồng độ selen phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng và sức khỏe. Các nguyên nhân dễ khiến cơ thể thiếu selen gồm:

Người theo chế độ ăn chay trường dễ thiếu selen. Lý do vì selen thường có nhiều trong thực phẩm có nguồn gốc động vật. Bên cạnh đó chế độ ăn uống thiếu cân bằng: Không để ý đến sự cân bằng dinh dưỡng bao gồm thành phần và hàm lượng. Điều này dẫn đến thiếu dưỡng do việc ăn ít các thực phẩm có chứa selen.

Người có các thói quen xấu như hút thuốc và nghiện rượu cũng dễ thiếu selen. Lý do vì các thói quen này làm giảm hấp thụ selen của cơ thể.

Người có bệnh về đường ruột: Chức năng của hệ đường ruột kém sẽ làm giảm hấp thụ các dưỡng chất trong đó có selen.

Ngoài ra người bệnh nhân đang chạy thận nhân tạo, người nhiễm HIV cũng dễ bị thiếu selen. Hoặc phụ nữ mang thai và cho con bú trong thời gian dài cũng thường dễ bị thiếu selen.

Bổ sung selen an toàn

Mặc dù cần thiết cho cơ thể tuy nhiên selen không phải là chất có thể tùy tiện bổ sung thông qua đường uống. Cần biết cách bổ sung an toàn khi cơ thể thiếu hụt chất này.

Cách bổ sung selen phổ biến và an toàn nhất là sử dụng các thực phẩm chứa selen như thịt và hải sản, gạo lứt và một số loại quả hạch,… Tham khảo thêm về danh sách các thực phẩm giàu selen và hàm lượng trong từng loại.

Bên cạnh đó có thể lựa chọn viên uống bổ sung selen. Thường thì selen được kết hợp với một số chất khác trong dạng viên uống tổng hợp.

Tuy nhiên cần nhớ, cơ thể cần lượng nhỏ selen do đó cần biết cách bổ sung an toàn. Đặc biệt đầu tiên cần được tư vấn bởi bác sĩ, người có chuyên môn để sử dụng thực phẩm bổ sung có chứa selen hoặc thuốc điều trị.

Liều lượng selen an toàn

Theo Cơ quan kiểm soát dịch bệnh CDC của Hoa Kỳ, lượng selen cho phép dùng hàng ngày trong thức ăn là 55 mcg/ngày cho người từ 14 tuổi trở lên. Liều lượng selenium khuyến cáo bổ sung là 20 – 40 mcg/ngày. Với trẻ em liều lượng selen là 3,3mcg/kg cân nặng.

Không sử dụng các sản phẩm có chứa selen nhiều hơn khuyến cáo trên nhãn.

Selen có hiệu quả nhất khi kết hợp với kẽm, vitamin E, vitamin C, đặc biệt là cho mục đích chống oxy hóa.

Tác dụng phụ khi bổ sung quá nhiều selen

Dù cần thiết cho cơ thể nhưng nếu bổ sung liều lượng lớn (hơn 400 microgam (mcg)/ ngày) selen có thể rất nguy hiểm. Dùng selen ở mức cao nhất có thể bị xơ gan, phù phổi, thậm chí tử vong.

Tác dụng phụ khi dùng selen liều cao, kéo dài có thể gồm: tiêu chảy, buồn nôn, nôn; mệt mỏi hoặc tâm trạng khó chịu. Yếu cơ, run, dễ bầm tím, chảy máu, ngứa da; rụng tóc, móng tay yếu, giòn, rụng tóc; Hơi thở và mồ hôi có mùi tỏi …

Ngừng sử dụng selen và gọi cho bác sĩ ngay có các triệu chứng này. Tuy nhiên cần lưu ý rằng ngộ độc selenium cấp tính do nguồn gốc thực phẩm thường hiếm khi xảy ra. Trong khi đó các sản phẩm bổ sung chứa selen tổng hợp có thể xảy ra nếu sản phẩm ghi hàm lượng không rõ ràng. Hoặc người dùng lạm dụng bổ sung selen lượng lớn trong thời gian dài.

Tương tác của selen

Selen có thể tương tác với các loại thuốc và chất bổ sung khác. Như một số thuốc kháng axit, thuốc hóa trị, corticosteroid, niacin, thuốc statin hạ cholesterol.

Trường hợp cần phải phẫu thuật, có thể cần phải ngừng sử dụng selen ít nhất 2 tuần trước.

Trong trường hợp cần tiến hành các xét nghiệm y tế hãy nói với bác sĩ về việc bạn dùng selen. Lý do vì selen có thể ảnh hưởng đến kết quả của các xét nghiệm y tế nhất định.

Ai không nên dùng selen?

Nhiều đối tượng không nên dùng selen bổ sung. Đó là người mắc các bệnh tự miễn dịch (bệnh đa xơ cứng, lupus ban đỏ hệ thống, viêm khớp dạng thấp). Hoặc người đang chạy thận nhân tạo.

Trên đây là một số thông tin tìm hiểu tác dụng của Selen với nam giới cũng như cách bổ sung selen an toàn. Thông tin chỉ mang tính tham khảo và không thay thế được ý kiến của bác sĩ. Luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Đọc thêm: Kẽm có tác dụng gì với nam giới

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn Mua online Nhà thuốc