Tác dụng của ba kích với nam giới? Cách dùng ba kích đơn giản nhất?

Tác dụng của ba kích là gì mà được coi là một trong những thảo dược tốt cho phái mạnh? Cách dùng ba kích phổ biến nhất? Ai không nên dùng ba kích và những lưu ý khi sử dụng? Thêm nhiều thông tin về cách sử dụng ba kích để bạn tham khảo.

Đọc thêm: Cách dùng sâm maca Peru đen tăng sinh lý nam

Ba kích là gì?

Ba kích là một loại cây dây leo sống nhiều năm có tên khoa học là Morinda officinalis, là loài thực vật thuộc chi Nhàu, họ Cà phê (Rubiaceae).

Ba kích còn gọi là ba kích thiên, diệp liễu thảo, đan điền âm vũ, nhàu thuốc, ruột gà. Ba kích cũng được gọi với các tên khác như sáy cáy (Thái), chầu phóng sì (Tày), thao tày cáy (Mán), chổi hoàng kim, chày kiằng đòi (Dao),…

Ba kích là một dược liệu được cả y học Trung Hoa và Việt Nam sử dụng từ lâu đời dùng chữa các bệnh phong thấp, giảm huyết áp, bổ dương.

Ba kích thiên mọc leo thành bụi ven rừng đồi núi ở độ cao dưới 500m. Ở Việt Nam, ba kích thường mọc hoang ven rừng, trên đồi rậm. Được tìm thấy nhiều nhất tại Quảng Ninh, Phú Thọ, Bắc Giang, Bắc Ninh,… Hiện nay, người ta trồng ba kích thành công để lấy nguyên liệu làm thuốc.

cây lá và củ của ba kích

Dựa vào màu sắc, người ta chia ba kích làm 2 loại tím và trắng. Ba kích trắng có vỏ vàng nhạt, thịt màu trắng. Ba kích tím có vỏ vàng sậm, thịt màu tím sẫm.

Trong dân gian, ba kích được biết đến nhiều nhất như là một trong các loại thảo dược tốt cho sinh lý nam nhất là khi ngâm với rượu.

Tác dụng của ba kích thiên với nam giới

Ba kích có nhiều tác dụng chữa bệnh khác nhau đối với nam và nữ, tùy cách nó được sử dụng và kết hợp với các thảo dược khác.

Tác dụng của ba kích thiên theo Đông y

Theo Đông y, ba kích vị cay ngọt, tính hơi ấm, vào kinh thận. Tác dụng ôn thận trợ dương, mạnh gân cốt, khử phong thấp. Dùng chữa liệt dương, di tinh, phong thấp, cước khí, gân cốt yếu mềm, lưng gối đau mỏi.

Dân gian thường dùng ba kích để chữa các bệnh liệt dương, sớm xuất tinh, di mộng tinh ở nam giới. Cũng được dùng với phụ nữ kinh nguyệt không đều hay dùng làm thuốc chữa đau nhức do phong thấp.

Tác dụng của ba kích thiên theo y học hiện đại

Theo nghiên cứu hiện đại, rễ ba kích có chứa các hợp chất tốt cho sức khỏe bao gồm từ chống oxy hóa, chống viêm, chống loãng xương, cải thiện sinh lý,… như rubiadin, gentianine, choline, trigonelline, carpaine, gitogenin, tigogenin, quercetin, luteolin… Các vitamin B1, vitamin C, phytosterol. Ba kích cũng chứa một số loại acid hữu cơ, anthraglycosid, anthraquinone, đường và một lượng nhỏ tinh dầu.

Ba kích thiên chống viêm: Hoạt chất chính trong rễ cây ba kích là các iridoid glycoside, đặc biệt là monotropein, thể hiện hoạt tính chống viêm đáng kể.

Chống loãng xương: Các hợp chất anthraquinon đã được phân lập từ rễ ba kích thiên có tác dụng chống loãng xương. Nó hoạt động dựa trên tác dụng ức chế tiêu xương tế bào xương.

Chống trầm cảm: Một loạt các oligosaccharide trong rễ ba kích đã được phân lập và được phát triển thành một loại thuốc mới để điều trị rối loạn trầm cảm nhẹ hoặc trung bình.

Kháng u, kháng khuẩn: Rễ ba kích có chứa một số axit hữu cơ được cho là có tác dụng kháng u, kháng khuẩn. Chúng cũng có tác dụng chống huyết khối, chống HIV và các hoạt động sinh học khác. Đáng nói trong số đó như axit fumaric, axit succinic, axit 3β, 19α-dihydroxyl-12-en-28-oic,…

Tác dụng tăng cường sinh lý: Chiết xuất ba kích được cho là có tác dụng bảo vệ tế bào sản xuất testosteron ở tinh hoàn, chống lại stress oxy hóa. Điều  này được thực hiện thông qua việc giảm mức độ peroxy hóa lipid, tăng sản xuất testosterone.

Đồng thời giúp cải thiện các hoạt động của các enzyme giúp phân hủy các phân tử oxy có thể gây hại trong tế bào. Ví dụ như  superoxide dismutase và catalase.

Cách dùng ba kích tốt cho nam giới

Bài thuốc ba kích bổ thận tráng dương, chữa thận hư

Bài 1: Ba kích 12g, bổ cốt chỉ 6g. Sắc nước uống trong ngày. Công dụng: Chữa liệt dương do thận dương hư (biểu hiện như rối loạn cương dương, lưng đau gối mỏi, tinh thần uể oải, người mệt mỏi, sợ lạnh, chân tay lạnh, tiểu tiện nhiều về đêm).

Bài 2: Ba kích, nhục thung dung , mẫu lệ, cốt toái bổ mỗi vị 12g. Ngũ vị tử 6g, nhâm sâm 8g (hoặc đảng sâm 16g). Thục địa 16g. Tất cả tán bột mịn, luyện với mật làm viên. Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 12g. Công dụng: Chữa hoạt tinh do thận dương hư.

Bài 3: Ba kích, đảng sâm, phúc bồn tử, thỏ ty tử, thần khúc mỗi vị 300g, củ mài 600g. Tất cả tán bột mịn, hoàn viên với mật ong. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 8g.

Bài 4: Ba kích, cốt toái bổ, đảng sâm, nhục thung dung, long cốt, mỗi vị 300g. Ngũ vị tử 150g. Tất cả tán bột mịn. Hoàn viên với mật ong. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 8g. Dùng cho nam giới liệt dương, xuất tinh sớm.

Món ăn bài thuốc với ba kích

Lòng gà 2 bộ làm sạch. Ba kích 12g. Thêm nước cùng ba kích nấu canh ăn. Công dụng: bổ thận cố tinh, chữa di tinh và tảo tiết (xuất tinh sớm).

Cách ngâm rượu ba kích

Rượu ba kích là một loại rượu ngâm với ba kích đã được sơ chế (loại bỏ phần lõi), phơi khô và/hoặc sao. Loại rượu này thường có màu từ tím nhạt đến tím đậm. Điều này là tùy vào loại củ (trắng hay tím) và thời gian ngâm (nhanh hay lâu), tỉ lệ ngâm.

Cách ngâm rượu ba kích

Ba kích có thể ngâm cùng rượu gạo hoặc rượu nếp đều được. Ngoài ra trong y học cổ truyền ba kích thường được dùng phối với các thỏa dược khác chứ ít khi dùng riêng. Với ngâm rượu, nó cũng có thể được kết hợp với các thảo được khác như Dâm Dương Hoắc, Nhục Thung Dung,…

Uống rượu ba kích được cho là tốt cho người thận dương suy nhược dẫn đến di tinh, liệt dương, xuất tinh sớm,…

Cách 1: Ba kích 30g, hoài ngưu tất 30g, rượu trắng 0.5 lít đem ngâm rượu. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 chén nhỏ. Công dụng: Dùng cho người thận hư, liệt dương, lưng đau gối mỏi.

Cách 2: Ba kích 60g, cúc hoa 60g, xuyên tiêu 30g, thục địa 45g, phụ tử chế 20g, câu kỷ tử 30g, rượu trắng 1,5 lít. Đem tất cả ngâm với rượu trắng. Ngày uống 2 lần trước khi ăn. Công dụng: Dùng cho người thận dương hư, liệt dương, xuất tinh sớm.

Ai không nên dùng ba kích?

Ba kích có nhiều công dụng đối với sức khỏe nam giới nhưng không phải ai cũng dùng được. Đặc biệt là người có chứng âm hư, hỏa vượng, đại tiện táo bón tránh dùng.

Với rượu ba kích, một số đối tượng dưới đây cũng không được dùng: nam giới mắc chứng khó xuất tinh, tinh trùng yếu. Người đang có bệnh về tim mạch, xơ gan, suy thận mạn, bệnh về mắt và bệnh về đường tiêu hóa.

Đáng lưu ý nếu bị huyết áp thấp không được dùng ba kích vì loại thảo dược này có tác dụng hạ huyết áp. Ngoài ra người bị tiểu buốt, khó tiểu hoặc người chuẩn bị phẩu thuật cũng không dùng ba kích.

Lưu ý khi dùng ba kích

Ba kích tím được cho là tốt hơn ba kích trắng. Các củ ba kích to, mập tốt cũng được cho là có chất lượng hơn.

ba kích tím tách lõi và chưa tách lõi

Đặc biệt khi sơ chế ba kích cần loại bỏ phần lõi, tuyệt đối không dùng vì có độc. Y học hiện đại chỉ ra hoạt chất rubiadin trong lõi củ ba kích có thể gây ức chế hoạt động của hệ tim mạch, carbohydrates không tốt cho đường huyết.

Nếu dùng phần lõi có thể bị ‘say’ ba kích với các biểu hiện như chóng mặt, hoa mắt, tim đập nhanh. Trường hợp bị ngộ độc nặng có thể gây khó thở, tử vong.

Theo một số tài liệu, liều lượng dùng ba kích khoảng từ 4-10g mỗi ngày. Rượu ba kích cũng chỉ dùng khoảng 2 lần/ngày và không quá 30 ml/lần, dùng sau bữa ăn.

Vị thuốc ba kích có công dụng tráng dương, bồi bổ thận dương thì công dụng nhanh. Tuy nhiên nếu lạm dụng và dùng kéo dài lại được cho là sẽ dễ dẫn đến suy nhược sinh dục. Do vậy khi dùng cần có ý kiến của bác sĩ, không nên tự ý sử dụng.

Một số câu hỏi thường gặp khi dùng ba kích

Uống rượu ba kích trước khi quan hệ bao lâu?

Với công dụng cải thiện sinh lý, rượu ba kích được cho là nên uống trước khi lâm trận khoảng 30 phút. Điều này cũng giống như khi sử dụng rượu dâm dương hoắc, rượu sâm cau,…

Uống rượu ba kích bao lâu thì có tác dụng?

Không có công trình khoa học nào chỉ rõ điều này. Tuy nhiên nó được cho là sử dụng cho liệu trình từ 3-5 tháng. Theo đó nó có thể cải thiện dần dần tình trạng bệnh hoặc người sử dụng cảm thấy sinh lý dần thay đổi. Nhanh có thể từ 10-15 ngày. Hoặc có thể từ 15-30 ngày tùy từng đối tượng.

Ba kích tím bao nhiêu tiền 1kg?

Ba kích tím có giá cao hơn các loại còn lại. Loại ba kích tím tươi đã rút lõi: 230.000 – 250.000đ/kg. Đã làm sạch rút lõi: 280.000đ/kg – 320.000đ/kg. Ba kích tím khô rút lõi: khoảng 600.000đ/kg

1kg ba kích ngâm bao nhiêu lít rượu?

Không có công thức cố định. Thường là tỉ lệ 1:8 với ba kích khô. Cũng có người ngâm với tỉ lệ 1:4 với ba kích tươi. Ngoài ra tùy vào nồng độ rượu mà cũng có khác biệt. Ví dụ tỉ lệ 1:3 với rượu 40-45 độ. Tỉ lệ 1:6 với rượu 30-35 độ.

Rượu ba kích ngâm bao lâu thì uống được?

Không có công thức cố định thời gian ngâm. Trường hợp nhanh với ba kích đã sao và nồng độ rượu cao có thể khoảng trên 30 ngày.

Cũng có thể từ 60-90 ngày nếu muốn rượu có hương vị lẫn màu sắc ngon và đẹp. Trên 6 tháng ngâm thì rượu không còn gắt, uống êm và ngon, dễ chịu.

Thông tin trong bài có tính chất tham khảo và không thay thế ý kiến của thầy thuốc/bác sĩ.

Trên đây là bài viết tác dụng của ba kích với nam giới và cách dùng phổ biến nhất. Mentifam sẽ tiếp tục chủ đề về ba kích trong các bài viết tiếp theo. Ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo các bài viết liên quan đến thảo dược tốt cho sinh lý nam đã đăng trên website.

Xem thêm: So sánh Mentifam với các loại thuốc và thảo dược tốt cho sinh lý khác nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn Mua online Nhà thuốc