Nằm trong danh sách các thảo dược tốt cho sức khỏe, nấm linh chi cũng được nhiều người lựa chọn. Vậy tác dụng của nấm linh chi là gì? Ai nên và không nên dùng linh chi? Tác dụng phụ của linh chi là gì? Cách dùng linh chi tốt nhất cho nam giới tăng sinh lý và sức khỏe? Dưới đây là bài viết để bạn tham khảo.
Xem thêm: Review viên MenTifam chứa nhiều thảo dược quý tốt cho sinh lý và sinh sản nam
Nấm linh chi là gì?
Nấm linh chi là một loại nấm lớn, sẫm màu với lớp vỏ ngoài bóng và kết cấu giống gỗ. Nấm linh chi có tên khoa học là Ganoderma lucidum, thuộc chi Ganoderma, họ Polyporaceae (nấm lim). Nấm linh chi là loại nấm nổi tiếng nhất với lịch sử ít nhất 2000 năm trong việc tăng cường sức khỏe và tuổi thọ.
Linh chi còn được gọi là tiên thảo, nấm trường thọ, vạn niên nhung. Các tên khác là nấm linh chi đỏ, reishi, mannentake (tại Nhật Bản), nấm basidiomycetes, ling zhi hay ling chih (tại Trung Quốc),…
Linh chi thường mọc ở vùng rừng nhiệt đới, đặc biệt là ở Châu Á. Trước kia, linh chi rất quý và hiếm. Tuy nhiên ngày nay, nấm linh chi cũng được trồng ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc hay một số nước Đông Nam Á và Nam Mỹ.
Các sản phẩm thương mại được sản xuất từ các bộ phận khác nhau của nấm. Bao gồm sợi nấm, bào tử và quả thể. Toàn bộ nấm có thể sử dụng được.
Thành phần hóa học trong nấm linh chi là gì?
Linh chi được cho là có tới 400 thành phần hoạt tính sinh học khác nhau. Các tác dụng của nấm linh chi trong cũng đến từ những thành phần hoạt tính chính của nó.
Trong số đó, polysaccharides và triterpenoids được coi là thành phần chủ yếu và có giá trị nhất trong nấm linh chi. Tuy nhiên tỷ lệ phần trăm các chất ở mỗi loại nấm linh chi khác nhau. Bên cạnh đó linh chi còn chứa protein, enzyme, steroid, sterol, nucleotide, axit béo. Linh chi cũng chứa nhiều vitamin và khoáng chất, các nguyên tố vi lượng như kali, canxi, phốt pho, magiê, selen, sắt, kẽm, đồng…
Cụ thể hơn:
- Hoạt chất Polysaccharides trong linh chi: có khả năng hỗ trợ miễn dịch cơ thể, giải độc cơ thể. Nó cũng giúp tăng tổng hợp DNA, RNA. Linh chi cũng được cho là có chứa một loại polysaccharides ức chế tế bào ác tính.
- Acid ganodenic trong linh chi giúp giảm đau, giải độc gan, ức chế tế bào ác tính.
- Hoạt chất khác trong linh chi là Adenosin có tác dụng an thần, hạ cholesterol trong huyết thanh. Chất này cũng giúp ức chế kết tập tiểu cầu, cải thiện tuần hoàn cơ thể.
- Lactone A: Có tác dụng giảm cholesterol máu.
- Acid oleic: có tính kháng histamin chống dị ứng.
- Cellolose: Hạ cholesterol, phòng ngừa xơ vữa động mạch, tác dụng nhuận tràng, ổn định đường huyết.
- Protein: Protein nấm chứa tất cả các axit amin thiết yếu giúp tăng cường miễn dịch cho cơ thể.
- Hàm lượng chất béo tổng thể thấp và tỷ lệ axit béo không bão hòa đa cao. Đây cũng được coi là những yếu tố đóng góp đáng kể vào giá trị sức khỏe của linh chi.
Có bao nhiêu loại nấm linh chi?
Theo Đông y (cuốn Bản Thảo Cương Mục), linh chi được chia làm 6 loại. Đó là xích chi (đỏ), hắc chi (đen), hoàng chi (vàng), tử chi (tím đỏ), bạch chi (trắng), thanh chi (xanh). Tùy màu sắc từng loại mà đặc điểm và công dụng của linh chi có khác nhau.
Theo nghiên hiện đại, chi nấm Linh chi có khoảng 80 loài (năm 2020) và vẫn đang tiếp tục được khám phá. Loại nấm linh chi nào tốt nhất?
Linh chi đỏ theo truyền thống được đánh giá cao hơn các màu khác. Y học hiện đại cho rằng vì nó có chứa hàm lượng polysaccharide cao hơn.
Tác dụng của nấm linh chi
Nấm linh chi có nhiều tác dụng được y học cổ truyền đánh giá cao. Y học hiện đại cũng ngày càng có nhiều các nghiên cứu về tác dụng của loại nấm quý này.
Tác dụng của nấm linh chi theo Đông y
Theo Đông y, linh chi đỏ vị đắng, tính hàn, lợi về kinh tâm, phế, can, thận. Tác dụng của linh chi như thanh nhiệt giải độc, bổ khí, dưỡng huyết, dưỡng tâm an thần, cường kiện gân cốt.
- Linh chi xanh (thanh chi, long chi): vị chua, tính bình và không độc, tác dụng làm sáng mắt, bổ gan và thanh nhiệt giải độc, an thần, cải thiện trí nhớ.
- Nấm linh chi đỏ (hồng chi, xích chi hay đơn chi): vị đắng, tính bình, không độc. Tác dụng tăng cường trí tuệ, tốt cho hệ tim mạch, bổ máu. Còn làm giảm các triệu chứng khó thở, đau tức ngực.
- Nấm linh chi vàng (hoàng chi): Vị ngọt, tính bình, không độc. Tác dụng an thần, ích tì khí.
- Linh chi trắng (bạch chi, ngọc chi): Vị cay, tính bình, không độc. Tác dụng bổ phổ, thông mũi, an thần, cường trí. Còn chữa ho nghịch hơi.
- Linh chi đen (hắc chi, huyền chi): Vị mặn, tính bình, không có độc. Tác dụng trị chứng bí tiểu, ích thận khí.
- Linh chi tím (tử chi hay mộc chi): Vị ngọt, tính ôn, không độc. Tác dụng trị đau nhức khớp xương, gân cốt.
Tác dụng của nấm linh chi theo y học hiện đại
Y học hiện đại có nhiều nghiên cứu chỉ ra tác dụng của linh chi với sức khỏe. Tuy nhiên trong số các thí nghiệm đó một số ít đã được thí nghiệm trên người. Hiện các nghiên cứu vẫn tiếp tục được phát triển.
Theo nghiên cứu hiện đại, germanium và polysaccharid là những dược chất quý hiếm của nấm linh chi đỏ. Germanium có tác dụng loại trừ và kìm hãm sự tăng trưởng của tế bào ung thư. Polysaccharide giúp khôi phục tế bào tiểu đảo tuyến tụy, thúc đẩy quá trình tiết insulin, giảm đường huyết trong máu ở người bệnh tiểu đường.
Các tác dụng thường được nhắc đến của linh chi như:
- Ổn định huyết áp
- Cân bằng chỉ số cholesterol
- Hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim mạch
- Tăng cường chức năng cho gan và thận
- Phòng ngừa bệnh đường hô hấp như hen suyễn
- Giảm nguy cơ mắc cúm do vi khuẩn xâm nhập
- Giảm đau và ngăn chặn nguy cơ tái nhiễmzona
- Tăng cường hệ thống miễn dịch
- Giảm căng thẳng mệt mỏi
- Chống oxy hóa, stress oxy hóa
- Đẩy lùi một số căn bệnh thế kỷ nguy hiểm
- Hỗ trợ trong điều trị ung thư
Cách dùng linh chi đơn giản và tốt cho nam giới
Mặc dù công dụng của linh chi phổ biến và nhìn chung là an toàn, nhưng vẫn cần trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng. Những thông tin dưới đây chỉ mang tính tham khảo.
Có nhiều cách sử dụng nấm linh chi khác nhau, bao gồm ở dạng tươi, khô, nghiền bột, chiết xuất,… Nấm linh chi nên dùng vào mỗi buổi sáng, lúc bụng đói. Uống nhiều nước làm tăng công hiệu thải độc.
Nấm linh chi nấu trà: Dùng khoảng 5 – 10g linh chi thái thành lát mỏng cùng 3 bát nước sạch, đun sôi. Đun tiếp với lửa nhỏ đến khi nước còn khoảng 1 bát. Nấu tiếp nước 2, 3 cho rồi trộn 3 lần nước vào nhau. Có thể cho thêm táo đỏ, long nhãn, cam thảo vào để nước trà ngon hơn. Cuối cùng hòa chung 3 lần nước, chia 3 lần uống trong ngày.
Trà linh chi 3 vị: 5g linh chi, 10g phục linh, 2g trà khô chế nhỏ rồi cho vào túi lọc, pha nước sôi. Uống 2 – 3 lần/ngày. Giúp dự phòng cảm cúm, giảm mỡ máu, thông đại tiện.
Linh chi mật ong: 10g linh chi, 20g mật ong. Đun linh chi trong khoảng 20 phút, để nguội rồi thêm mật ong và khuấy đều. Uống mỗi ngày. Giúp bổ khí, an thần.
Bột linh chi: Sấy nấm linh chi cho khô rồi nghiền thành bột. Dùng 2 – 4g bột hãm với 200 ml nước sôi. Sau 10 phút là uống được.
Rượu linh chi: 50g linh chi cắt lát, 0.5 lít rượu gạo ngâm trong 7 ngày. Uống ngày 2 lần, mỗi lần 10ml. Công dụng giúp điều trị xơ cứng bì, suy nhược thần kinh.
Cháo linh chi: 10g linh chi, 50g yến mạch. Đem nghiền linh chi sắc lấy nước rồi nấu thành cháo với yến mạch. Dùng ngày một lần. Công dụng điều trị suy nhược thần kinh, tăng huyết áp, cải thiện rối loạn chuyển hóa lipid, tăng cường miễn dịch.
Câu hỏi thường gặp về nấm linh chi
Nấm linh chi có làm tăng Testosterone như thế nào?
Liinh chi không trực tiếp làm tăng testosterone nhưng tác động gián tiếp của nó lại rất đáng kể. Linh chi có thể ảnh hưởng đến nồng độ testosterone thông qua việc cân bằng nội tiết tố tổng thể và giảm căng thẳng. Khi cơ thể có sự cân bằng nội tiết tổng thể thì mới có thể duy trì mức testosterone tối ưu.
Cùng với đó, linh chi giúp giảm căng thẳng rất hiệu quả. Từ đó có thể làm giảm nồng độ cortisol và do đó giúp duy trì mức testosterone ổn định hơn. Tác dụng chống viêm và điều hòa miễn dịch của nấm linh chi cũng có thể đóng vai trò hỗ trợ mức testosterone.
Đáng nói nấm linh chi được cho là có chứa các hợp chất có thể ức chế hoạt động của Aromatase. Trong khi Aromatase là một loại enzyme chịu trách nhiệm chuyển đổi testosterone thành estrogen. Chính xác là bằng cách giảm quá trình chuyển đổi testosterone thành estrogen, linh chi có khả năng giúp duy trì mức testosterone cao hơn.
Có thể dùng bao nhiêu linh chi mỗi ngày?
Các khuyến nghị về liều lượng sử dụng thay đổi tùy theo nguồn tài liệu và dạng chế phẩm. Với người lớn sử dụng với liều 1400 -5400 mg qua đường uống hàng ngày, thường chia làm nhiều lần. Chiết xuất nấm Reishi cũng đã được sử dụng với liều lượng thấp hơn. Ở dạng bột có thể dùng khoảng 2 thìa cà phê (8 gam) bột.
Linh chi dùng lâu dài có an toàn không?
Khi dùng bằng đường uống: Có ý kiến cho rằng chiết xuất nấm liinh chi có thể an toàn khi sử dụng lên đến 1 năm. Bột nấm nguyên chất sử dụng trong tối đa 16 tuần có thể an toàn. Tuy nhiên cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
Các tác dụng phụ có thể có của nấm linh chi như: chóng mặt, khô miệng, buồn nôn, đau bụng, ngứa và phát ban.
Dùng linh chi khi đói hay no?
Linh chi có thể được dùng cùng hoặc không cùng bữa ăn. Một số ý kiến cho rằng nên dùng vào buổi sáng khi bụng đói. Tuy nhiên linh chi nếu thấy linh chi có thể gây khó chịu cho dạ dày thì hãy dùng nó cùng với thức ăn.
Ai không nên dùng linh chi?
Dù tốt cho sức khỏe nhưng cũng có các cảnh báo với một số đối tượng không nên dùng. Bao gồm:
- Người mang thai và cho con bú: Do không có đủ thông tin đáng tin cậy để biết liệu nấm linh chi có an toàn khi sử dụng trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú hay không. Do vậy để an toàn thì nên tránh sử dụng nó.
- Người bị rối loạn chảy máu tránh dùng linh chi: Dùng nấm linh chi liều cao có thể làm tăng nguy cơ chảy máu ở một số người bị rối loạn chảy máu nhất định.
- Trước hoặc sau phẫu thuật: Ở dạng liều cao, linh chi được cho là có thể làm tăng nguy cơ chảy máu. Do đó tránh ngừng sử dụng nấm linh chi tối thiểu 2 tuần trước khi phẫu thuật theo lịch trình.
Linh chi có tương tác với thuốc không?
Linh chi được cho là có sự tương tác nhất định với một số thuốc. Do vậy hãy cẩn thận tham khảo ý kiến bác sĩ.
- Thuốc trị tiểu đường: Dùng nấm linh chi có thể khiến lượng đường trong máu của bạn giảm xuống quá thấp. Theo dõi chặt chẽ lượng đường trong máu của bạn.
- Thuốc điều trị cao huyết áp (thuốc hạ huyết áp): Nấm linh chi cùng với thuốc hạ huyết áp có thể khiến huyết áp giảm quá thấp.
- Thuốc làm chậm quá trình đông máu (thuốc chống đông máu/thuốc chống tiểu cầu): Dùng nấm linh chi cùng với các loại thuốc làm chậm quá trình đông máu có thể làm tăng nguy cơ bầm tím và chảy máu. Ví dụ như aspirin, clopidogrel, warfarin,…
Linh chi có kỵ các loại thảo mộc, chất bổ sung khác không?
Tránh dùng linh chi với thảo dược hoặc chất bổ sung khác có tác dụng tương tự có thể làm giảm lượng đường trong máu quá nhiều. Ví dụ như lô hội, mướp đắng, quế quế, crom,…
Tránh dùng linh chi với thảo mộc và chất bổ sung có tác dụng tương tự có thể làm giảm huyết áp. Ví dụ như andrographis, peptide casein, L-arginine, niacin và cây tầm ma.
Tránh dùng linh chi với thảo mộc và chất bổ sung có tác dụng tương tự có thể làm tăng nguy cơ chảy máu. Ví dụ như tỏi, gừng, bạch quả, nattokinase (nzym chiết xuất từ đậu nành ) và nhân sâm Panax,…
Nấm linh chi có tương tác với thực phẩm?
Theo y học hiện đại, không có tương tác với thực phẩm được biết đến. Tuy nhiên theo quan điểm dân gian, một số thực phẩm tránh dùng với linh chi như thịt gà, hải sản, rau muống, đậu xanh, măng,…
Ngoài ra cần tránh các thức ăn cay nóng, nhiều chất béo. Không dùng rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích. Lý do vì các thực phẩm, đồ uống này có thể làm giảm đi tác dụng của thảo dược.
Linh chi hay đông trùng hạ thảo tốt hơn? Dùng kết hợp được không?
Linh chi và đông trùng hạ thảo đều là hai loại nấm tốt cho sức khỏe và mang những lợi ích độc đáo. Linh chi được biết đến với khả năng hỗ trợ hệ thống miễn dịch và thúc đẩy sự thư giãn. Còn đông trùng hạ thảo tăng cường năng lượng và sức bền. Khi kết hợp 2 loại với nhau sẽ bổ sung cho nhau.
Trên đây là một số thông tin tìm hiểu nấm linh chi là gì? Tác dụng của nấm linh chi và cách dùng tốt cho nam giới. Cùng với đó là các câu hỏi thường gặp về linh chi.
Mặc dù là thảo dược tốt cho sức khỏe và sinh lý tuy nhiên cần thận trọng khi dùng. Tốt nhất để đảm bảo an toàn và hiệu quả, cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý sử dụng nấm linh chi, đặc biệt không dùng quá liều lượng hay kéo dài quá lâu.
Đọc thêm: Danh sách các thảo dược tăng cường sinh lý nam phổ biến nhất