Rượu ngâm rắn được đồn thổi là rất tốt cho sinh lý nam? Đặc biệt là khi kết hợp ngâm với thảo dược hoặc các động vật khác như hải mã, tắc kè,… Vậy thực chất thịt rắn, rượu rắn có tác dụng gì với nam giới? Cách dùng rượu rắn an toàn nhất? Thêm nhiều câu hỏi thường gặp về rượu rắn để bạn tham khảo trong bài viết sau đây.
Đọc thêm: Cách ngâm rượu tắc kè và cách dùng bổ sinh lý nam?
Rượu rắn là rượu gì?
Rượu rắn là tên gọi của loại rượu được ngâm với xác của rắn trong thời gian nhất định. Rượu rắn là một trong các loại rượu ngâm động vật phổ biến cùng với rượu tắc kè, rượu cá ngựa,… Rượu rắn trong dân gian được coi là một loại rượu thuốc được dùng từ lâu đời ở một số nước.
Rượu rắn được dân gian cho là quý hiếm và bổ dưỡng. Loại rượu này được cho là đã xuất hiện từ thời trước công nguyên. Rượu rắn khá phổ biến ở Việt Nam. Ngoài ra còn thấy ở các nước khác như Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Campuchia và khu vực Đông Nam Á khác.
Các loại rắn được chọn ngâm rượu
Loại rắn được chọn ngâm rượu thường là rắn độc. Ví dụ như rắn hổ mang, rắn cạp nong,rắn cạp nia, hổ mang chì, rắn dọc dưa,… Đây là các loại rắn có độc chết người.
Do vậy nếu sử dụng để ngâm rượu tốt nhất nên tìm mua loại đã được xử lý từ trước. Không nên tự ý mua rắn sống về làm thịt sẽ vô cùng nguy hiểm.
Khi ngâm rắn với rượu người ta thường ngâm nguyên con và ngâm theo bộ theo bộ tam xà (3 con rắn), bộ ngũ xà (5 con rắn). Trong một bộ, mỗi con là một loài rắn khác nhau.
Tác dụng của thịt rắn, rượu rắn
Cả thịt rắn và rượu rắn đều được sử dụng với mục đích bồi bổ sức khỏe.
Tác dụng của thịt rắn theo Đông y
Theo Đông y, rắn được coi là một vị thuốc có nguồn gốc động vật. Đông y dùng mật rắn, thịt rắn, da rắn, mỡ rắn, xương rắn với những công dụng nhất định. Tuy nhiên điều cần chú ý là các bộ phận của rắn chỉ làm một trong số các vị của từng bài thuốc. Chúng chỉ phát huy công dụng khi được kết hợp đúng cách với thảo dược.
- Thịt rắn (xà nhục): có vị ngọt, tính có vị ngọt, mặn, mùi tanh, tính ấm. Tác dụng khu phong, giảm đau, trừ thấp, được dùng trong các bài thuốc để điều trị một số bệnh.
- Mật rắn (xà đởm): vị hơi đắng, phối hợp với nhiều vị thuốc khác. Tác dụng để giảm đau, giảm ho, chống viêm.
- Xác rắn (xà thoái): vị ngọt mặn, tính bình không độc, quy can kinh. Tác dụng khu phong, tan mộng. Chữa chứng kinh phong của trẻ em, sát trùng đau cổ họng, ghẻ lở…
Trong dân gian, rắn có thể sử dụng để ăn thịt, ngâm rượu uống.
Tác dụng của thịt rắn theo y học hiện đại
Theo y học hiện đại, thịt rắn có chứa nhiều vitamin và các khoáng chất quý. Ví dụ như kali, calci, sắt, kẽm; các vitamin A, D, B1, B2, B6, B9…
Y học hiện đại dùng nọc rắn điều chế thuốc bôi, xoa gây tê, giảm đau nhức, chống viêm. Chủ yếu dùng trong các bệnh viêm dây thần kinh, sưng khớp, viêm cơ.
Nọc rắn dùng sản xuất huyết thanh kháng độc khi bị rắn cắn. Nọc còn có tác dụng giải tế bào ung thư và giảm đau giai đoạn cuối của bệnh.
Cách ngâm rượu rắn
Nếu ngâm sai cách và không uống đúng cách có thể gây ra ngộ độc. Rượu rắn thường được ngâm theo 2 cách. Cách 1 là để nguyên con ngâm rượu và cách 2 là cắt từng khúc, đem sấy khô rồi sau đó ngâm với rượu.
Rượu rắn ngâm 1 vị
Sử dụng rắn theo bộ 3 con hoặc bộ 5 con. Bộ 3 gồm hổ mang, cạp nong, rắn ráo. Bộ 5 gồm hổ mang, cạp nong, rắn ráo, hổ trâu, rắn ba chỉ.
Cách làm: Lột da rắn, mổ bỏ ruột. Có thể chặt bỏ đầu đuôi hoặc để cả con đều được. Rửa rắn bằng rượu gừng hoặc rượu quế rồi lấy giấy bản thấm sạch. Đen chặt rắn thành từng khúc sấy khô hoặc nướng cho vàng. Cuối cùng tán nhỏ ngâm với rượu 40 độ. Tỷ lệ 1 phần rắn 3 phần rượu. Ngâm từ 15 ngày trở lên là được. Uống hằng ngày sau ăn bữa tối 20ml.
Rượu rắn ngâm thảo dược
Chuẩn bị: Rắn 1 bộ, thiên niên kiện, cẩu tích, huyết giác, ngũ gia bì, hà thủ ô đỏ mỗi vị 100g. Kê huyết đằng 180g, trần bì 30g, tiểu hồi 20g, quế chi 10g. Rượu 40 độ khoảng 10 lít. Công dụng: Điều trị đau lưng, đau nhức xương khớp, tê thấp.
Rượu rắn ngâm cùng tiểu hồi và trần bì để điều trị khó tiêu.
Để tăng cường lưu thông máu, nhiều người còn kết hợp rượu rắn với kê huyết đằng, huyết giác.
Cách dùng rượu rắn
Những người đã qua tuổi sinh đẻ nếu mắc các bệnh phong tê thấp, bệnh thần kinh đau, tê, nhức, mỏi, đau nhức cơ xương khớp (thấp khớp), đổ mồ hôi chân tay, đặc biệt là hay gặp phải khi thay đổi thời tiết, uống rượu rắn sẽ có tác dụng tốt.
– Mỗi buổi tối uống 1 cốc rượu rắn khoảng 50ml trong bữa tối
– Chỉ nên dùng 7 – 10 ngày những đợt có đau mỏi, không nên dùng liên tục dài ngày.
Câu hỏi thường gặp về rượu rắn
Rượu rắn trị bệnh gì?
Đông y coi rượu rắn là một vị thuốc bổ có công dụng chữa những bệnh phong tê thấp, bệnh thần kinh đau, tê, nhức, mỏi. Rượu rắn chủ yếu dùng để chữa chứng đau nhức cơ xương khớp (thấp khớp), đổ mồ hôi chân tay.
Rượu rắn có giúp tăng sinh lý nam không?
Tác dụng của rượu rắn đối với nam giới là bổ thận, tráng dương, giúp nam giới cải thiện sinh lý. Tuy nhiên, đây vẫn chỉ là những kinh nghiệm truyền miệng trong dân gian và rất nhiều người vẫn còn hoài nghi về công dụng này của rượu rắn.
Có người lý giải nguyên nhân uống rượu rắn cải thiện được khả năng chăn gối là do trong rượu rắn có nhiều protein và vốn chứa cồn. Hai thứ này đi vào cơ thể sẽ tăng cảm giác, kích thích nhất thời. Tuy nhiên, tác dụng này chỉ có trong một thời gian ngắn. Còn về lâu dài uống nhiều rượu rắn thậm chí còn làm giảm khả năng chăn gối.
Rượu rắn có độc không?
Rắn ngâm rượu có nọc độc tuy nhiên vì được ngâm trong rượu mạnh tới 40 – 45 độ cồn nên nọc rắn bị phân hủy. Cũng tức là làm giảm cơ bản độ độc, không gây nguy hiểm.
Tại sao rắn ngâm rượu vẫn sống?
Rắn ngâm rượu vẫn còn sống là trường hợp ít gặp và chỉ ở những con mà khi ngâm ở trạng thái con sống. Điều này được lý giải là do rắn có tập tính ngủ đông. Nếu ngâm trong bình rượu đậy không kín, oxy vẫn lọt vào bình được thì cơ thể rắn sẽ ở vào trạng thái ngủ đông dài ngày. Sau đó nếu mở bình ra, con rắn có thể sống lại.
Rượu rắn hổ mang chúa có tác dụng gì?
Rượu rắn hổ mang chúa được cho là tốt cho trường hợp thận dương suy kém, đau xương khớp, viêm, đau dây thần kinh ngoại biên, suy giảm chức năng sinh lý,… Tuy nhiên y học hiện đại không có nghiên cứu chứng mình điều này.
Ai không nên uống rượu rắn?
Những người mắc các bệnh như suy thận, tăng huyết áp, gan, tim mạch không nên uống rượu rắn. Người hay bị dị ứng, không uống được rượu nặng (40 độ) cũng tránh rượu rắn.
Ngoài ra, người tiêu hoá không tốt không nên dùng rượu rắn, thịt rắn.
Trên đây là một số thông tin về rượu rắn có tác dụng gì và cách dùng tốt cho nam giới. Cùng với đó là các câu hỏi thường gặp có liên quan đến rượu ngâm rắn. Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo và không thay thế được ý kiến của bác sĩ, thầy thuốc.